• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cảnh báo tình trạng giả danh bác sĩ bệnh viện lớn để lừa đảo

(Chinhphu.vn) – Một số đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội đã lợi dụng thương hiệu các bệnh viện lớn để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ người bệnh.

24/10/2023 16:19
Làm giả con dấu, chữ ký bệnh viện để chiếm lợi bất hợp pháp - Ảnh 1.

Bằng khen giả - Ảnh: VGP/NH

Thông tin từ Bệnh viện (BV) Trung ương Quân đội 108 cho biết, một số đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình ảnh bác sĩ của BV làm chuyên môn, có đeo khẩu trang, đội mũ, mặc đồ bảo hộ (không rõ danh tính) để "khoe" công việc hàng ngày của bản thân; làm giả bằng khen, cúp, huy hiệu "Bác sĩ xuất sắc" có in logo, tên "BV Trung ương Quân đội 108" tạo uy tín; làm giả giấy xác nhận công tác tại BV có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo BV…

Đặc biệt, đối tượng lừa đảo có tài khoản mạng xã hội là "Đông Phương" (zalo), "Phương Đông" (Facebook) đã lợi dụng thương hiệu các BV lớn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ người bệnh.

Theo BV, các đối tượng có thủ đoạn rất tinh vi, có sự đầu tư về mặt hình ảnh, đối tượng… khiến nhiều người dân chỉ nhận ra là bị lừa đảo khi "tiền đã mất" và "tật đã mang".

Đối tượng lừa đảo thường hướng đến người bệnh cao tuổi, khó nhận biết dấu hiệu giả mạo. Ngay cả người trẻ, nếu vội vàng tìm kiếm địa chỉ điều trị cho người thân cũng khó nhận ra điểm đáng ngờ.

Nếu quan sát kỹ các nội dung giả mạo, người dân có thể nhận thấy những điểm bất hợp lý. Ví dụ, tấm bằng khen "Bác sĩ xuất sắc", phía trên có logo, tên BV Trung ương Quân đội 108, tuy nhiên phần ký của lãnh đạo đơn vị lại là Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong văn bản giả "Giấy xác nhận công tác", đối tượng lừa đảo còn cắt hình chữ ký, con dấu của Thiếu tướng Lâm Khánh, Phó Giám đốc BV gắn vào nội dung tự biên; phần chức danh chưa đúng còn được "chữa cháy" bằng chữ viết tay.

Nhằm ngăn chặn các hành vi mạo danh, lừa đảo, BV 108 thường xuyên rà soát, báo cáo cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng. Tuy nhiên, để đối tượng xấu không có cơ hội lợi dụng, người dân cần đề cao cảnh giác hơn nữa.

Riêng với BV 108, đại diện BV lưu ý người dân, BV không cung cấp, liên kết kinh doanh, kiểm nghiệm bất kỳ sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nào qua hình thức trực tuyến (online). BV chỉ bán thuốc khi có đơn của bác sĩ tại các nhà thuốc trong khuôn viên BV.

BV cũng chưa triển khai khám, điều trị tại nhà. Cổng thông tin chính thức của BV là www.benhvien108.vn, fanpage chính thức là "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" có dấu tích xanh xác nhận của Facebook.

Địa chỉ duy nhất của BV là số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

HM