• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cao Bằng công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/12, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố (DDCI) năm 2018.

27/12/2018 11:42
Các đại biểu trao đổi tại lễ công bố. Ảnh: Báo Cao Bằng

Bộ chỉ số DDCI tỉnh Cao Bằng năm 2018 là bộ chỉ số tập trung thu thập ý kiến của doanh nghiệp đối với các sở, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Việc đánh giá dựa trên các nội dung của 7 tiêu chí thành phần liên quan đến môi trường kinh doanh gồm: Tính minh bạch; tính năng động; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý; vai trò người đứng đầu. Đối tượng được đánh giá chia làm 2 nhóm, tổng cộng có 26 đơn vị gồm nhóm các sở, ngành với 13 đơn vị và nhóm các địa phương.

Ông Đàm Văn Eng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng cho rằng, tiếp cận bộ chỉ số DDCI cho thấy, ngoài giải pháp lâu dài theo khuôn khổ pháp lý chung của Nhà nước thì các sáng kiến ở các sở, ban, ngành, địa phương là rất quan trọng. Các sáng kiến đó phải hướng vào thay đổi văn hóa ứng xử trong tương tác, giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền và địa phương; đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, gắn với đào tạo kĩ năng mềm, nâng dần tính chuyên nghiệp… hướng tới xây dựng chính quyền phát triển và phục vụ nhân dân.

Tiến sĩ Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, Trưởng nhóm chuyên gia khảo sát  Bộ chỉ số DDCI tỉnh Cao Bằng năm 2018 đã công bố kết quả tổng hợp chỉ số DDCI tỉnh Cao Bằng năm 2018.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường có điểm số cao nhất với 52,78 điểm; tiếp theo là Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch với 52,40 điểm; Cục Thuế có số điểm cao thứ 3 với 52,13 điểm. Công an tỉnh và Sở Tài chính là hai đơn vị đứng cuối cùng với số điểm lần lượt là 44,15 điểm và 44,03 điểm. 

Đối với các đơn vị cấp huyện, thành phố, UBND Phục Hòa là đơn vị có điểm số tổng hợp cao nhất với 49,24 điểm; tiếp theo là UBND Thạch An (48,79 điểm); thấp nhất là UBND huyện Bảo Lâm với 32,87 điểm. 

Điểm trung bình các chỉ số thành phần ở cả 2 nhóm cho thấy chi phí thời gian đạt điểm số cao nhất (6,08 điểm); thứ hai là chỉ số vai trò người đứng đầu (5,48 điểm); những chỉ số còn lại ở mức khá thấp gồm: chi phí không chính thức (4,21 điểm), thiết chế pháp lý (3,88 điểm)…. 

Điểm trung bình của chỉ số DDCI tỉnh Cao Bằng ở 2 nhóm khảo sát đều dưới mức điểm trung bình. Cụ thể, nhóm sở, ngành đạt 49,33 điểm; nhóm địa phương đạt 45,40 điểm.

Thạc sỹ Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho rằng, để nâng cao kết quả chỉ số DDCI, tỉnh Cao Bằng cần phải xây dựng và vận hành có hiệu quả Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện; đẩy mạnh công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử; nâng cao hiệu quả đối thoại doanh nghiệp một cách thực chất, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp, người dân và lãnh đạo; đồng thời, đổi mới hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; minh bạch hóa thanh tra, kiểm tra; nâng cao năng lực và cải thiện thái độ cán bộ theo hướng thân thiện, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề nghị các sở, ngành, địa phương cần sớm xây dựng các giải pháp để phát huy các chỉ số thành phần có điểm số tốt; khắc phục, cải thiện các chỉ số thành phần thấp điểm; tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin về các doanh nghiệp, hộ kinh doanh để nhóm chuyên gia hoàn thiện bộ chỉ số DDCI.

“Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin, tiếp nhận khảo sát cần đánh giá một cách trung thực, khách quan, đúng người, đúng việc; đồng thời, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả bộ chỉ số DDCI..”, ông Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh.

Thanh Hằng