• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cao Bằng trả lời về cấp phép tái xuất hàng qua cửa khẩu phụ

(Chinhphu.vn) - Công ty TNHH B.O.P (Hải Phòng) kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh gần 10 năm, có giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh số 69/BCT(MS-TPDL), được phép tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có tỉnh Cao Bằng.

21/10/2017 08:02

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/1/2014 của Bộ Công Thương, Quyết định 40/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng, ngày 18/8/2016, Công ty đã gửi hồ sơ đến Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng về việc đăng ký kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng.

Mặc dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn nhưng Công ty chưa nhận được sự phê duyệt từ UBND tỉnh. Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty đề nghị xem xét việc cấp phép tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Về vấn đề này, UBND tỉnh Cao Bằng trả lời như sau:

Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng nhận được bộ hồ sơ đăng ký số 188/VP-BOP-CB của Công ty TNHH B.O.P gửi ngày 18/8/2016 về việc đăng ký kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng. Bộ hồ sơ gồm:

- Đơn xin đăng ký của Công ty (bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty (bản phô tô).

- Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh số 69/BCT (MS-TPĐL) ngày 22/12/2015 của Công ty (bản phô tô).

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng quy định về hồ sơ đăng ký thì thành phần hồ sơ của Công ty để được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới qua địa bàn tỉnh theo Thông tư số 05/2014/TT-BTC còn thiếu thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy xác nhận của Cục Hải quan Cao Bằng về việc chấp hành các quy định của pháp luật về hải quan (bản chính).

- Giấy xác nhận của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng (hoặc Chi cục Thuế nơi có cửa khẩu) về việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (bản chính).

Mặc dù trong Công văn số 188/VP-BOP-CB ngày 18/8/2016 của Công ty có ghi nộp đủ nhưng thực tế lại thiếu 2 loại giấy tờ trên. Do vậy, Công ty chưa được Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng xem xét trình UBND tỉnh Cao Bằng lựa chọn để kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do sơ xuất, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã không trả lời doanh nghiệp bằng văn bản để bổ sung hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND.

Vậy đề nghị Công ty bổ sung thêm thành phần hồ sơ còn thiếu nêu trên, trên cơ sở đó Ban quản lý khu kinh tế tỉnh xem xét nếu đủ điều kiện sẽ trình UBND tỉnh Cao bằng bổ sung lựa chọn để kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua địa bàn tỉnh.

Chủ trương lựa chọn DN kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Hiện nay, cơ sở hạ tầng các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh còn thiếu thốn xuống cấp trầm trọng, chưa đáp ứng được số lượng lớn hàng hóa tạm nhập, tái xuất và mua bán hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu phụ, lối mở, mặc dù trong những năm vừa qua tỉnh đã đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu. Căn cứ vào khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn 44 doanh nghiệp thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, hoạt động tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đi vào ổn định, được quản lý tốt nên không có hiện tượng thẩm lậu hàng hóa, ô nhiễm môi trường, ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu... Đạt được kết quả trên là do nhiều nguyên nhân, trong số đó gồm việc tỉnh đã cân đối được (một cách tương đối) khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phù hợp với lượng hàng thực tế qua địa bàn tỉnh nên đã ít xảy ra hiện tượng ách tắc tại các cửa khẩu và không ảnh hưởng tới các hoạt động khác tại cửa khẩu như: hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới, xuất nhập cảnh... cũng như đời sống của nhân dân vùng biên giới.

Ngoài ra, tỉnh đã lựa chọn một lượng doanh nghiệp vừa phải nhưng có kinh nghiệm, có thực lực tài chính, có bạn hàng truyền thống... nên đã góp phần vào việc ổn định số lượng hàng hóa qua địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Sắp tới khi cơ sở hạ tầng về giao thông, điện... được đầu tư nâng cấp, bảo đảm tốt công tác quản lý và đáp ứng tốt hoạt động tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế sẽ tham mưu UBND tỉnh bổ sung, mở rộng thêm doanh nghiệp để thực hiện, trên cơ sở tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tiêu chí doanh nghiệp nộp hồ sơ trước sẽ được giải quyết trước nhưng bảo đảm tốt yêu cầu về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh.

Chinhphu.vn