• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cao Bằng vững bước trên con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn

HÀ NGỌC CHIẾN Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

28/01/2011 10:08

Cách đây 70 năm, ngày 28/1/1941, Cao Bằng vinh dự được đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, cứu dân trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những ngày đầu tiên ấy, Người ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.


Với tầm nhìn xa, trông rộng của một nhà chiến lược cách mạng thiên tài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xác định Cao Bằng là nơi hội đủ các yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để xây dựng căn cứ địa cách mạng của cả nước. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, ngoan cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và áp bức, bóc lột; đồng bào các dân tộc sớm được tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng, có nhiều cán bộ cốt cán và phong trào quần chúng phát triển; là nơi có núi non hiểm trở, đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc, từ đây có thể mở rộng căn cứ địa cách mạng, phát triển ra cả nước và liên lạc với quốc tế Người nhận định: "căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thát Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ".


Tháng 5/1941, tại Lán Khuổi Nặm, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8, chỉ đạo chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên trước. Người đã chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh - một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945). Mặt trận Việt Minh đã phát triển mạnh mẽ, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các tổ chức cứu quốc, xây dựng chính quyền cách mạng. Người chỉ đạo xuất bản báo "Việt Nam Độc lập" nhằm tuyên truyền, nâng cao dân trí, cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên cứu quốc, nhân dân hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, xây dựng đời sống văn hóa mới. Người đã chỉ thị thành lập Đội du kích Pác Bó, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; chỉ đạo triển khai các đội quân Nam tiến. Đông tiến, Tây tiến để mở rộng căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng; tổ chức các "xã hoàn toàn", "tổng hoàn toàn" và trực tiếp mở các lớp giảng dạy, huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ, sáng tác nhiều thơ, ca cách mạng, biên soạn, biên dịch nhiều tài liệu chính trị, quân sự... Từ Pác Bó, Người đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng và ngọn lửa đó đã bùng cháy, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.


Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong cách mạng Việt Nam. Cùng với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa cách mạng Việt Nam phát triển lên một bước mới, hoàn chỉnh chiến lược giải phóng dân tộc. Sự chuyển hướng đó đã tạo ra bước nhảy vọt của phong trào cách mạng, đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau này của cách mạng Việt Nam. Bài học lịch sử về xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng, xây dựng Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng, tập hợp sức mạnh của toàn dân trong đấu tranh giải phóng dân tộc, có ý nghĩa hết sức sâu sắc trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.


Với tình cảm đặc biệt đối với Bác Hồ kính yêu, 70 năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước.


Nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã hăng hái đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Trong thời kỳ đầu cách mạng, dù còn nhiều khó khăn, gian khổ, bị kẻ thù ra sức đàn áp, nhưng nhân dân Cao Bằng vẫn một lòng trung kiên, ủng hộ giúp đỡ, đùm bọc, bảo vệ Bác Hồ và cán bộ cách mạng, nhiều đồng chí bị địch bắt, tù đày, nhưng không nao núng tinh thần va luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Người, ở Cao Bằng, chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào cách mạng đã lên cao các Hội cứu quốc phát triển rộng khắp, nhiều xã, nhiều tổng tham gia Việt Minh, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, xứng đáng trở thành nơi đầu nguồn, căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước.


Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần về Cao Bằng để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Năm 1950, Người đã trực tiếp chỉ đạo trận đánh Đông Khê, lãnh đạo Chiến dịch Biên giới giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn Cao Bằng, mở rộng vùng giải phóng. Trong Chiến dịch Biên giới, là trung tâm của chiến dịch, Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, huy động tối đa sức người, sức của cho chiến dịch. Quân và dân Cao Bằng đã làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm mà Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho, góp phần xứng đáng vào toàn thắng của Chiến dịch Biên giới, giải phóng Cao Bằng tạo tiền đề để quân và dân ta làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


Tháng 2/1961, trong dịp về thăm cán bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Bác mong tỉnh Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc như trước đây Cao Bằng là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”. Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằg đã phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cùng với miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương, đất nước, với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước. Cao Bằng đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 đạt 116%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh bước đầu được đầu tư khai thác như: khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện, kinh tế cửa khẩu… Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 600 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 605 USD. Các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác chăm lo các đối tượng chính sách và xóa đói giảm nghèo luôn được quan tâm và đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hoàn thành đúng tiến độ công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; quan hệ đối ngoại được tăng cường và mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Công tác xây dưng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm, hoạt động của chính quyền các cấp được đổi mới, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ, mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tự hào là quê hương thứ hai của Bác Hồ kính yêu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cụ thể hóa và triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; phát huy dân chủ, trí tuệ của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, tăng cường đoàn kết, mở rộng dân chủ, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành của các cấp chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đức, có tài, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung công tác giáo dục đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý đầu ngành, đào tạo nghề, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở và đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ. Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội, giữ vững trật tự kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường, huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đưa Cao Bằng phát triển về mọi mặt, xứng đáng là quê hương cội nguồn cách mạng, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.