• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cao Chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả

16/02/2012 07:47
Cao Chướng có tổng diện tích tự nhiên 2.892 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 488 ha. Là xã thuần nông, những năm trước đây, cuộc sống người dân gặp nhiêu khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, đa số bà con sử dụng giống ngô, lúa cũ (tỷ lệ sử dụng giống mới chỉ chiếm từ 40 – 50% nên năng suất, sản lượng đạt thấp. Trước tình hình đó, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo nhân dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp thực hiện luân canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của từng xóm. Các giống lúa, ngô, đậu tương giống mới cho năng suất cao được đưa vào thay thế những giồng cũ của địa phương đã bị thoái hóa. Chủ động phối hợp với các đoàn thể và các phòng chức năng của huyện triển khai mô hình trồng khoai tây giống mới, mô hình nuôi ngan Pháp, gà thả vườn; mở các lớp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về thâm canh lúa, ngô, chăn nuôi, xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả. Hệ thống kênh mương được đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa hơn 4 km, tưới chắc cho hơn 200 ha đất sản xuất, tạo điều kiện thâm canh tăng vụ từ trồng 1 vụ sang 3 vụ (lúa ngô rau màu)/năm. Đến nay, tỷ lệ sử dụng giống mới của xã đạt trên 92% . Năm 2011, tổng sản lượng lương thực xã đạt 2.932 tấn, bình quân đạt 900 kg/người/ năm; góp phần giảm 9% số hộ nghèo từ 53% (năm 2010) xuống còn 44% năm 2011.

Người dân, đặc biệt là các gia đình đảng viên một số xóm, như: Pò Luồng, Nà Rỉ, Đoỏng Khẳm, Bản Pát..., đã gương mẫu đi đầu, chủ động chuyển đổi diện tích lúa sang chuyên trồng khoai tây, rau màu các loại, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ hiệu quả chuyển đổi cây trồng hợp lý, nhiều hộ đã thoát nghèo từng bước vươn lên làm giàu. Anh Lý Văn Minh ở xóm Pò Luông cho biết: Trước đây gia đình tôi chỉ trồng ngô, lúa. Nay, nhờ chuyển một số diện tích cấy lúa sang trồng rau màu đã đem lại thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng ngô, lúa... Chị Nguyễn Thị Xuân ở xóm Bản Pát phấn khởi: mấy năm gần đây, nhờ đưa vào trồng khoai tây vụ đông nên mỗi năm gia đình tôi thu hoạch được trên 20 tấn khoai tây. Với giá bán ra thị trường từ 10 - 15 nghìn đồng/kg, cho thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/vụ. đồng chí Hoàng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã ao Chương cho biết: Cùng với cây hồi, cây cam, quýt đã được nhân dân địa phương trồng từ lâu nhưng chủ yếu nhỏ lẻ, chưa được nhân dân coi trọng. Vài năm trở lại đây, cam, quýt được trồng nhiều và trở thành hàng hóa, mang lại thu nhập cao, giúp nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Hiện nay, xã dự kiến sẽ tập trung xây dựng và quy hoạch vùng chuyên canh trồng rau màu các cây hồi, cam, quýt ở các xóm trọng điểm như: Nà Ma, Thăng Loỏng, Đoỏng Khẳm, Pò Luông, Bản Pát, Khuổi Luông, phja Đeng...

Phương Oanh