• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau: Thi công cầm chừng 'chờ' khai thác cát

(Chinhphu.vn) - Công suất khai thác cát cho dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau hiện chỉ đạt trung bình 15.000m3/ngày, trong khi nhu cầu của dự án là 50.000m3/ngày.

08/05/2024 19:01
Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau: Thi công cầm chừng 'chờ' khai thác cát- Ảnh 1.

Công suất khai thác hiện chỉ đạt trung bình 15.000m3/ngày, trong khi nhu cầu của dự án là 50.000m3/ngày. Ảnh: Báo Giao thông

Cập nhật tình hình cung ứng vật liệu cát thi công hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau (gồm: Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau), Bộ GTVT cho biết, tính đến nay, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã xác định nguồn cung và cấp bản xác nhận khối lượng khai thác 16/19 triệu m3.

Mặc dù vậy, nhà thầu mới chỉ khai thác được tại các mỏ có tổng trữ lượng 12,4 triệu m3.

Công suất khai thác cát không đáp ứng tiến độ thi công

Trong đó, khối lượng đưa về công trường đến nay chỉ được 3,5 triệu m3 cát do bị khống chế công suất khai thác. Công suất khai thác hiện chỉ đạt trung bình 15.000m3/ngày, trong khi nhu cầu của dự án là 50.000m3/ngày.

"Hơn 3,6 triệu m3 còn lại chưa khai thác được chưa khai thác được, gồm: Hơn 0,4 triệu m3 ở tỉnh An Giang đang hoàn thiện thủ tục thỏa thuận giao thông thủy. Tỉnh Vĩnh Long còn 3 triệu m3 người dân khu vực mỏ cản trở khai thác và 1 mỏ đang khai thác nhưng chưa thể lấy cát do địa phương tạm thời không cho tập kết cát về bãi rửa. Tỉnh Đồng Tháp có mỏ An Nhơn trữ lượng còn lại 0,147 triệu m3 nhưng đã dừng khai thác từ tháng 12/2023 để đánh giá lại báo cáo đánh giá tác động môi trường", Bộ GTVT thông tin.

Liên quan đến việc khai thác cát biển, theo Bộ GTVT, đến nay nhà thầu đã hoàn tất các thủ tục khảo sát, lập hồ sơ đăng ký khu vực và khối lượng khai thác; Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, phương án khai thác trình UBND tỉnh Sóc Trăng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản giao diện tích, khu vực khai thác cát biển phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

"Ngày 7/5/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh về chủ trương cấp bản xác nhận khu vực, khối lượng khai thác cho nhà thầu (2 khu vực mỏ) và dự thảo văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để giao khu vực biển cho nhà thầu khai thác (do khu vực biển khai thác không thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương).

Dự kiến, UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ cấp bản xác nhận khu vực, khối lượng khai thác trước ngày 15/5/2024. Sau khi được bộ chuyên ngành giao khu vực biển, nhà thầu sẽ hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (thuế, phí) sẽ có thể khai thác trong tháng 5/2024", Bộ GTVT cho hay.

Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau: Thi công cầm chừng 'chờ' khai thác cát- Ảnh 5.

Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu, thay đổi kế hoạch, tập trung hoàn thành đường công vụ, hoàn thành 128 cầu trên tuyến trong năm 2024. Ảnh: Báo GT

Dự án đặc biệt quan trọng nhưng tiến độ rất chậm

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km, được khởi công vào tháng 1/2023. 

Dự án được kỳ vọng tạo ra trục dọc "xương sống mới" kết nối nội vùng, liên vùng, đó là thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đến Cà Mau, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai. Từ đó, tạo điều kiện cho các địa phương nói riêng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung phát triển kinh tế - xã hội.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) phải hoàn thành dự án vào năm 2025. Tuy nhiên, sau khi khởi công được hơn 3 tháng, dự án gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu vật liệu cát đắp để xử lý nền đất yếu.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu, thay đổi kế hoạch, tập trung hoàn thành đường công vụ, hoàn thành 128 cầu trên tuyến trong năm 2024.

Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang với chiều dài hơn 37km, nhà thầu đã huy động hơn 700 kỹ sư và công nhân cùng hơn 190 đầu thiết bị, máy móc, triển khai 70 mũi, trong đó có 40 mũi thi công đồng loạt 40 cây cầu trên tuyến.

Tương tự, đoạn Hậu Giang - Cà Mau với chiều dài hơn 73km, các nhà thầu cũng đã huy động nhân lực, triển khai các mũi thi công 66/86 cầu.

Ngoài phần cầu, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cũng tiếp tục phối hợp với các nhà thầu, các địa phương hoàn tất các thủ tục khai thác đối với các mỏ cát đã được ưu tiên bố trí cung cấp cho dự án, sớm đưa các về công trường.

Trong chuyến kiểm tra gần đây nhất vào cuối tháng 2/2024, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đánh giá, tiến độ thi công dự án vẫn còn chậm, việc tổ chức thi công của một số nhà thầu chưa khoa học, chưa huy động đủ thiết bị, nhân lực theo kế hoạch. Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu khẩn trương bổ sung, huy động đầy đủ máy móc, thiết bị thi công, tập trung nguồn lực tài chính, nhân lực phù hợp với kế hoạch thi công, tổ chức tăng ca, kíp thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu.

Phan Trang