• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cập nhật tiến bộ về huyết học và truyền máu giúp điều trị bệnh chính xác hơn

(Chinhphu.vn) – Theo PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, thời gian tới, ngành huyết học và truyền máu sẽ tập trung vào những kỹ thuật mới nhất mà trong khu vực cũng như thế giới đang phát triển, như ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô, điều trị tế bào, điều trị nhắm đích bằng thuốc mới.

24/11/2022 14:03
Cập nhật những tiến bộ về huyết học và truyền máu giúp điều trị bệnh nhân chính xác hơn - Ảnh 1.

PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/HM

Tại Hội nghị huyết học-truyền máu toàn quốc năm 2022, tổ chức trong 2 ngày 24 và 25/11, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh cho biết, sau hơn 2 năm đại dịch COVID-19, toàn ngành huyết học-truyền máu đã có những đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống dịch, cũng như huy động, tiếp nhận, cung cấp máu và cập nhật kiến thức chuyên môn.

Hội nghị lần này quy tụ gần 1.500 đại biểu là các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Bỉ, Singapore và các nhà khoa học trong nước. Đây sẽ là dịp để các nhà khoa học, cán bộ trong toàn ngành chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo những kết quả nghiên cứu khoa học, cập nhật thêm những kỹ thuật mới, tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu và đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời trên toàn quốc.

Hội nghị sẽ tập trung vào những tiến bộ của các hoạt động lâm sàng và cận lâm sàng. Riêng về lĩnh vực truyền máu sẽ tập trung vấn đề tiếp nhận máu, các tiến bộ về sàng lọc máu để đảm bảo an toàn, kinh nghiệm phân phối máu. Về cận lâm sàng, rất nhiều báo cáo có nghiên cứu mang tính chất cơ bản về di truyền, sinh học phân tử, nuôi cấy tế bào và phát triển tế bào để tạo nguồn cho ghép tế bào gốc, đồng thời nghiên cứu về phát triển tế bào gốc trung mô hiện đang ứng dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý về huyết học và các bệnh lý khác... sẽ được trình bày tại hội nghị. 

Nhiều chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ những thông tin về lĩnh vực ung thư và ung thư máu. Đó là liệu pháp tế bào trị liệu, sử dụng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để "ghép" vũ khí truyền lại cho bệnh nhân, nhằm có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Đây cũng là liệu pháp hứa hẹn trong tương lai.

Ngoài ra, các đại biểu cũng chia sẻ về cách sử dụng các liệu pháp điều trị nhắm đích, các kháng thể đơn dòng để điều trị các bệnh về máu, mang lại nhiều cơ hội cho người bệnh máu mạn tính. 

Định hướng thời gian tới, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh cho biết, ngành huyết học-truyền máu sẽ tập trung vào những kỹ thuật mới nhất mà trong khu vực và trên thế giới đang phát triển, như ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô, điều trị tế bào (như liệu pháp CAR-T cell), điều trị nhắm đích bằng thuốc mới. Những trị liệu này sẽ giúp tiên lượng, điều trị bệnh chính xác hơn nhiều so với trước kia, giúp người bệnh cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống và khỏi bệnh trong một số trường hợp.

Hiền Minh