• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cấp phép tổ chức nước ngoài nghiên cứu khoa học trong vùng biển VN

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

28/09/2015 12:33

Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam có bờ biển dài và vùng biển rộng lớn chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Có thể nói, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo là chìa khóa để chúng ta tiến vào đại dương, tiếp cận với những lợi ích to lớn do biển mang lại, là một trong những căn cứ hoạch định cơ chế, chính sách quản lý biển, hải đảo nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên biển tiết kiệm, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và dự báo ngăn chặn hoặc hạn chế những thảm họa, thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong bối cảnh nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế để đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học thì việc hợp tác và khuyến khích các quốc gia, tổ chức quốc tế vào nghiên cứu khoa học trong vùng biển của chúng ta giúp Việt Nam thu thập được các thông tin khoa học về nguồn tài nguyên, môi trường biển. Ngay từ rất sớm, sau khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, ngày 5/8/1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 242/HĐBT "Quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Nghị định này đã góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu khoa học biển của nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, do được ban hành cách đây hơn 20 năm và trước khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Luật biển nên các quy định trong văn bản này có những nội dung không còn phù hợp với thực tế, một số nội dung không phù hợp với Công ước Luật biển và nhiều căn cứ để ban hành văn bản này đến nay đã hết hiệu lực.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam nhằm thay thế Nghị định 242/HĐBT. Dự thảo gồm 4 chương, 30 điều.

Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định cụ thể về cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấp phép, văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học; đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép, văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học...

2 hình thức cấp phép

Theo dự thảo, việc cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam được thực hiện bằng hai hình thức sau đây: 1-Cấp giấy phép nghiên cứu khoa học; 2- Cấp văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học.

Giấy phép nghiên cứu khoa học được cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam.

Văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học được cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được cho phép tiến hành nghiên cứu khoa học trong cả nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam thì trong giấy phép nghiên cứu khoa học trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam bao gồm cả nội dung chấp thuận nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Theo dự thảo, thời hạn của giấy phép, văn bản chấp thuận nghiên cứu khoa học được xác định căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu theo hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học nhưng tối đa không quá 2 năm và được gia hạn một lần tối đa không quá 1 năm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn