Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hình ảnh khối u máu khổng lồ ở gan trái của cháu M. |
Các bác sĩ đã kê đơn cho cháu uống thuốc tại nhà và hẹn tái khám. Tuy nhiên, gia đình tự dừng điều trị và tới tháng 1/2015 (tức là một năm sau) mới đưa con trở lại BV.
Lúc này, khối u đã phát triển rất lớn, chiếm gần toàn bộ vùng khoang bụng trái, đẩy cơ hoành trái lên cao và khiến thành bụng trái gồ lên rõ rệt.
“Chụp CT đa dãy ghi nhận hình ảnh một khối lớn dạng u máu ở gan, đường kính 18cm với nhiều xoang mạch máu và mạch máu nuôi u. Ngoài ra, cháu còn bị rối loạn đông máu với tỷ lệ prothrombin thấp, hồng cầu tăng cao”, TS Sơn cho biết.
Bệnh nhi đã được hội chẩn toàn viện. Tuy nhiên, khả năng can thiệp nút mạch máu bị loại trừ do khối u có nhiều mạch nuôi. Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Ca mổ được tiến hành ngày 14/2. Bệnh nhân được truyền plasma tươi để tăng cường yếu tố đông máu và rút bớt máu để làm giảm tình trạng đa hồng cầu.
Trong quá trình mổ, khối u bị dính nhiều với cơ hoành trái, lách và mạc nối. Các bác sĩ đã cắt bỏ thành công khối u, bảo tồn được lách với lượng máu mất tối thiểu. Kết quả giải phẫu bệnh khẳng định chẩn đoán u máu gan lành tính.
Hiện, cháu M. đã được ra viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Theo các chuyên gia y tế, u máu (hemangioma) ở gan là một trong những u gan lành tính hay gặp nhất ở trẻ em. Bệnh không có triệu chứng rõ rệt và thường được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Khi u máu phát triển có kích thước lớn gây triệu chứng như: Đau bụng, chướng bụng… thì cần điều trị phẫu thuật cắt gan.
Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi phát hiện trẻ có u máu ở gan, gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế kiểm tra định kỳ bằng siêu âm 2-3 tháng/lần để theo dõi kích thước của khối u.
Trẻ có u máu gan lớn cần tránh va vào vùng mạng sườn tương ứng vì có thể gây chảy máu khối u.
Hiền Minh