Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Đại tá Từ Đễ |
Đại tá Từ Đễ (cựu phi công chiến đấu thuộc Trung đoàn Tiêm kích 923, trực tiếp bảo vệ bầu trời Thủ đô trong những ngày cuối tháng 12/1972) nhớ lại: Đêm 19/12/1972, sân bay Kép được sửa xong, anh Duy (sau này là Đại tá, Trưởng phòng Quân huấn Quân chủng Phòng không – Không quân) nhận lệnh xuất kích bằng Mig 21 và cất cánh từ đường băng phụ với 2 tên lửa và 1 thùng dầu phụ 490 lít – đây là 1 kỳ tích trong không quân, đến nay chưa ai thực hiện được như vậy vì đường băng phụ chỉ rộng có 16m và dài 1.500m…
Để cất cánh trên đường băng này ban ngày đã cực khó nay lại cất cánh đêm và chỉ có 1 hàng đèn làm dấu bên phải đường băng. Chiếc Mig 21 gầm rít chạy gần đến hết đường băng mà ngọn lửa sau động cơ vẫn còn trên mặt đất - tôi ở trên đài chỉ huy chỉ kịp hét vào micro “ kéo” và chiếc máy bay nhấc đầu rời đất.
Lúc đó tôi thở phào vì trước lúc cất cánh cán bộ kỹ thuật đề nghị nên bỏ thùng dầu phụ ra vì rất nặng, khó cất cánh với đường băng ngắn. Nhưng anh Duy dứt khoát trả lời: “Không bỏ, bỏ ra thì lấy dầu đâu để lên cao 10km giáp lá cà với B52?”.
Khi hạ cánh an toàn, anh em ngồi lại với nhau để trao đổi nghiệp vụ thì tất cả chuyên gia đảm bảo kỹ thuật, kể cả chuyên gia Liên Xô chỉ biết lắc đầu, không thể hiểu nổi vì sao lại có thể thực hiện những lần cất cánh kì lạ như vậy!
Và đó cũng chính là tinh thần chung của bộ đội không quân chúng tôi khi nhắc tới nhiệm vụ tiêu diệt B52 ngày đó.
Truyền lửa cho thế hệ trẻ
![]() |
B52 chuẩn bị lên đường gây tội ác |
Thứ nhất, là biên soạn lịch sử diễn biến và kết quả 349 trận không chiến giữa Không quân Việt Nam với không quân Mỹ từ năm 1965 đến 1972 do ông Nguyễn Sĩ Hưng phi công lái máy bay chiến đấu Mig 21, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên - Bí thư Đảng ủy của Vietnam Airlines, làm chủ biên.
Đây là 1 bộ sách được chắt lọc rất công phu dựa trên các tài liệu lưu trữ của không quân Việt Nam, lời kể của chính các phi công tham gia mỗi trận chiến đấu. Đặc biệt, chúng tôi đã tham khảo cả phía không quân Mỹ về những trận đánh này để nhằm mục đích khẳng định chiến thắng thuyết phục của không quân Việt Nam với không quân Mỹ vì chính người Mỹ đã phải thừa nhận “Không quân Việt Nam mới là đối thủ xứng tầm không quân Hoa Kỳ trong lịch sử”.
Có một chuyện rất thú vị, đó là về các chuyên gia không chiến hàng đầu của Không quân Hoa Kỳ được Bộ trưởng Quốc phòng điều sang Việt Nam để tổ chức nghiên cứu và chỉ huy tiêu diệt không quân Việt Nam thì ngay chính những át chủ bài này lại bị phi công trẻ rất trẻ của ta dùng Mig 17 cũ kỹ bắn rơi và bắt sống ! Không quân Hoa Kỳ đặc biệt kính trọng các anh hùng lái máy bay Mig 17 của ta như: Nguyễn Văn Bảy, Lê Hải, Phi Hùng… khi riêng mình họ bắn rơi 6-7 máy bay hiện đại do các phi công có hàng ngàn giờ bay của không quân và hải quân Mỹ điều khiển.
Con “Át chủ bài” của không quân Hoa Kỳ đã phải gục ngã và nằm lại hồ Hữu Tiệp phường Ngọc Hà, Hà Nội lúc 23h05 phút đêm 27/12/1972 |
Kịch bản đã được lãnh đạo Quân chủng Phòng không-Không quân thông qua để báo cáo lên Tổng cục chính trị nhân dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Tuy nhiên, do thời gian đã quá cận kề nên 12 tập phim “ Cẩm nang đỏ” chưa thể bấm máy.
Năm 2014, cả nước sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập QĐNDVN và 50 năm quân và dân ta đánh thắng trận đầu Không quân và Hải quân Mỹ (5/8/1964), chắc chắn bộ phim 12 tập mang tên “Cẩm nang đỏ” sẽ hoàn thành để góp phần ôn lại truyền thống của quân đội, để tôn vinh các anh hùng vô danh, những liệt sĩ đã quên mình cho bầu trời Tổ quốc và họ trở thành huyền thoại sau những chiến thắng của Quân chủng Phòng không-Không quân anh hùng.
Đại tá Từ Đễ đã trở về cuộc sống thường ngày sau 44 năm liên tục cống hiến trong quân đội, 33 năm là phi công chiến đấu trên khắp 3 miền đất nước, trong đó có chiến công tham gia phi đội Quyết thắng, sử dụng máy bay cường kích A37 của Mỹ để ném loạt bom đầu tiên xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975 và cắt đứt đường rút chạy hàng không của quân đội Sài Gòn. |
Ngọc Quang
Kỳ 1: Cựu phi công bật mí về “Cẩm nang đỏ”
Kỳ 2: “Giăng bẫy” B52