• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cấu hình máy bay thế hệ 6

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 đã được nhiều quốc gia có nền công nghiệp hàng không mạnh bàn đến, họ đưa ra nhiều ý tưởng, tựu trung đó là những tiêu thức về sức cơ động, thiết bị điện tử-tự động, khả năng “biến hóa” thích nghi với tình thế tác chiến trên không, nhằm chiếm ưu thế vượt trội. Ở điểm xuất phát của nó, vấn đề năng lượng của máy bay và cấu hình được tính toán kỹ.

14/01/2013 15:05
 
Ý tưởng về hình dáng của máy bay thế hệ 6 của hãng Boeing

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 về tổng thể phải có khả năng tấn công và tự phòng thủ mạnh mẽ, đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng không, chống tên lửa, hỗ trợ hỏa lực mặt đất và tiêm kích đánh chặn.

Về động cơ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 thiết kế động cơ “siêu hiệu quả” có chu trình làm việc hỗn hợp giữa nhiệt động học và điện khí, nhằm tạo ra dải tốc độ bay rộng, tốc độ rất cao cũng như khi cần thì bay rất  chậm.

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 phải có tốc độ "bội siêu thanh" gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, có thể có khả năng “điều chỉnh hình dạng” trong quá trình bay để giảm tiết diện, thuận lợi trong điều khiển ở tốc độ cao.

Để giảm khả năng bị phát hiện bởi các loại ra-đa hiện đại của đối phương, các điểm nối ghép giữa cánh và thân máy bay sẽ được thiết kế “liền” nhau đến mức gần như tuyệt đối để không tạo ra những khe hở, như vậy chính thân máy bay cũng là bộ phận cấu thành tăng lực nâng.

Mỹ dự tính thế hệ  thứ 6 có tên F/A-XX, nó có hai động cơ, hai chỗ ngồi, có khả năng “siêu cơ động”. Máy bay F/A-XX sẽ không thiết kế phần đuôi nằm ngang như thông thường (cơ chế không đuôi). Nhưng phối trí khí động tổng thể và luồng phụt thay đổi hướng lực đẩy sẽ tăng tính cơ động cho máy bay. Trong đó hệ thống tự động kiểm soát bay điện tử (Fly-by-wire) sẽ được thông minh hóa ở mức cao.

Điểm đáng chú ý ở máy bay F-X đang thử nghiệm của Mỹ có hệ thống năng lượng hoạt động tương tự như ở ô tô hybrid, có bộ tích điện từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí khác, chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng, nhờ đó giảm được mức độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại. Do vậy, máy bay F-X sẽ có các đặc tính tàng hình ra-đa tương tự như ở máy bay F-22 Raptor và F-35 Lightning II nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn hẳn.

Tập đoàn GE Aviation Hoa Kỳ đang phát triển một  động cơ phản lực mới ADVENT (Adaptive Versitile) mang tính cách mạng, nó kết hợp những đặc điểm tốt nhất của động cơ phản lực dòng thẳng và  phản lực cánh quạt đẩy, tiết kiệm nhiên liệu 25 phần trăm.Thiết kế ADVENT cho phép khi động cơ cần tăng lực đẩy thì sẽ tăng được rất cao, đạt tốc độ máy bay tiến công chiến đấu, ngược lại khi cần duy trì tốc độ bình thường sẽ  rất tiết kiệm năng lượng.Theo đó, động cơ sẽ có thêm luồng khí thứ 3. Khi bay chậm, luồng khí thứ 3 bỏ qua máy nén và buồng đốt. Khi máy bay cất và hạ cánh, hoặc tăng lực, van sẽ đóng lại để luồng khí buộc phải qua máy nén, buồng đốt tăng lực đẩy tối đa. 

 Nhật Bản có chương trình máy bay thế hệ 6 ATD-X, viết tắt của cụm từ Advanced Technology Demonstrator - X (thao diễn công nghệ mới). Chuyến bay đầu tiên của ATD-X dự kiến là vào năm 2014. Sau ATD-X bước tiếp nối sẽ là F-3 với hệ thống tự phục hồi điều khiển máy bay SRFCC (Self Repairing Flight Control Capability).

Tổng Giám đốc công ty Sukhoi của Nga Mikhail Pogosyan tuyên bố tại rằng thế hệ thứ 6 của máy bay chiến đấu Nga sẽ là máy bay không người lái.

Tờ “Thời báo Tài chính” Đức cho biết, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ kiến nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới bay ở độ cao và tốc độ lớn, tốc độ bay tối đa của nó có thể lên gấp 5 lần tốc độ âm thanh, bay ở độ cao có thể lên tới 10.000 m, tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Nhìn trên bình diện quốc tế, mới chỉ xét về góc độ năng lượng và cấu hình, ta thấy cuộc đua phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6 nóng lên từng ngày.

Trần Văn (tổng hợp)