• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cây đại thụ của Nhã nhạc Huế đã ra đi

Vào lúc 4 giờ sáng ngày 18.12, cây đại thụ của làng âm nhạc truyền thống, nghệ nhân bậc thầy của Nhã nhạc cung đình Huế, nghệ nhân, NSƯT Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 90 tuổi.

19/12/2010 17:12
Cây đại thụ của Nhã nhạc Huế đã ra đi
Nghệ nhân Trần Kích đang truyền nghề cho các học trò của mình ở Nhà hát Cung đình Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Nghệ nhân, NSƯT Trần Kích ra đi để lại niềm tiếc thương lớn cho gia đình, giới nghệ sĩ, những người yêu âm nhạc truyền thống, đồng nghiệp, học trò và những người yêu quý ông.

Nghệ nhân, NSƯT Trần Kích sinh ngày 15.8.1921 (tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa - Thiên Huế).

Nghệ nhân, NSƯT Trần Kích không phải xuất thân trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Thuở nhỏ, khi đang học ở trường trung học Quảng Điền, ông có duyên gặp cụ Ân Thiều, một vị đốc học tinh thông âm nhạc. Chính ông đã được cụ Ân Thiều truyền dạy những ngón đàn tuyệt kỹ của nền âm nhạc cổ và âm nhạc cung đình triều Nguyễn.

Từ những năm đầu mới thành lập (1962), trường Quốc gia âm nhạc Huế (tiền thân của Học viện Âm nhạc Huế bây giờ) đã mời nghệ nhân Trần Kích giảng dạy thực hành nhiều loại nhạc cụ: đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, kèn... Nội dung truyền dạy gồm các hệ thống đại nhạc, tiểu nhạc của nhã nhạc cung đình triều Nguyễn, các làn điệu ca Huế.

Từ môi trường này, nhiều lớp học trò đã được đào tạo nối tiếp. Trong đó có một số học trò xuất chúng, trở thành những nghệ sĩ tên tuổi, ngày nay đang hoạt động ở Huế như NSƯT La Cẩm Vân, Tôn Nữ Lệ Hoa, Quý Cát, Nguyễn Đình Vân, Trần Thảo (Trần Thảo là con trai đầu của nghệ nhân, NSƯT Trần Kích, cũng đang tiếp truyền nghệ thuật đàn ca Huế, đã nhiều lần cùng ông lưu diễn nhiều nơi ở trong và ngoài nước).

Là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhã nhạc Phú Xuân, ông cũng từng được mời lưu diễn ở nhiều nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan, Bỉ, tham dự Tuần âm nhạc Việt Nam tại Cité de la Musique (Thành phố âm nhạc), Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Luxembourg năm 2002...

Ông cũng đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tặng thưởng nhiều bằng khen, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian Việt Nam cho nghệ sĩ Trần Kích (đợt đầu tiên trong số 20 nghệ nhân dân gian của cả nước năm 2003); năm 2007 Nhà nước phong tặng ông là Nghệ sĩ ưu tú và năm 2008, ông vinh dự được Bộ Văn hóa Pháp trao tước hiệu Hiệp sĩ Văn hóa và Nghệ thuật Pháp, vì đã có rất nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là Nhã nhạc Huế (nhạc cung đình VN).

Nghệ nhân, NSƯT Trần Kích là người có thể chơi thành thạo 7 loại nhạc cụ, gồm kèn đại, kèn lỡ, nhị, nguyệt, tỳ bà, bầu, sáo... cho cả Đại nhạc, Tiểu nhạc, nhạc Phật, và nhạc đệm cho ca Huế.

Ông cũng là một trong những người góp công lớn cho việc nghiên cứu cách ký âm hoàn chỉnh, góp phần ghi lại được 30 bài bản về Đại nhạc và Tiểu nhạc.

Nghệ nhân, NSƯT Trần Kích đã ra đi, nhưng những tâm huyết đó vẫn được các thế hệ học trò của ông đang nổ lực gìn giữ và phát huy.

Theo TN