• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chấn chỉnh quản lý tiền công đức trong lễ hội

(Chinhphu.vn) – Năm nay, Bộ VHTTDL đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát, cũng như đốc thúc ban quản lý lễ hội địa phương nhằm hạn chế tình trạng rải tiền phản cảm khắp nơi trong di tich.

13/03/2014 16:05
Nhờ làm tốt công tác quản lý, nên tình trạng rải tiền lẻ ở các đền chùa, lễ hội đã hạn chế đáng kể
Hiệu quả từ công tác thanh tra sát sao

Từ trước, trong và sau mùa lễ hội, Bộ VHTTDL đã tiến hành 30 đợt thanh, kiểm tra nhằm chấn chỉnh công tác quản lý tổ chức lễ hội.

Đặc biệt, Bộ cũng làm việc với chính quyền địa phương nơi có lễ hội, di tích như Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội, yêu cầu các địa phương này nhắc nhở, cũng như có giải pháp đốc thúc các ban quản lý (BQL) di tích lễ hội thực hiện nghiêm chủ trương không đổi tiền lẻ.

Trong mùa lễ hội 2014, có khoảng 30 trường hợp vi phạm bị lập biên bản và không có trường hợp nào bị xử phạt hành chính.

Ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, khẳng định: “Về phía Bộ VHTTDL, chúng tôi đã “gồng” hết sức mình trong công tác quản lý lễ hội đầu năm 2014 để khắc phục những hạn chế tồn tại nhiều năm qua. Và việc hạn chế đổi tiền lẻ chính là bước đột phá trong quản lý lễ hội năm nay”.

Kết quả thanh tra cho thấy, tại các điểm nóng về rải tiền như đền Bà chúa Kho, Phủ Dày, đền Vạn Kiếp đã có sự tiến bộ đáng kể. Tình trạng tiền ngập gần 1m trong các hậu cung đã không còn; các hòm công đức thu gọn nhiều.

Các di tích như đền Bà Chúa kho, đền Trần, đền Hùng… cũng quy hoạch gọn gàng khu vệ sinh, khu để xe, khu đốt vàng mã, nhà sắp lễ; tổ chức các đội bảo vệ, thu gom rác liên tục.

Tồn tại nhiều thách thức qua các mùa lễ hội

Tuy nhiên, bên cạnh những di tích, lễ hội thực hiện tốt chủ trương của Bộ VHTTDL, vẫn có những di tích chưa làm tốt công tác tuyên truyền quản lý.

Có những bất cập cứ đến hẹn lại lên, tái diễn nhiều năm qua nhưng không thể xử lý dứt điểm được. Đó là tình trạng đốt vàng mã, chen lấn, vứt xả rác… BQL chỉ có thể kiểm soát được trong điều kiện người tham gia hành hương không quá đông.

Các hòm công đức vẫn đặt ngang nhiên, rải khắp nơi, còn để hòm kính gây phản cảm. Ngay di tích ở trung tâm Hà Nội như phủ Tây Hồ cũng đặt 7 hòm công đức ngay sát lối đi.

Vẫn còn tình trạng nhiều hộ kinh doanh tìm mọi cách “moi” tiền của du khách thập phương bằng đủ trò cờ bạc trá hình, trò chơi điện tử; bày bán thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống phản cảm… đặc biệt ở chùa Hương, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), phủ Dày (Chợ Viềng, Nam Định), đền Trần (Nam Định)...

Hiện tượng ăn xin, dùng người khuyết tật đi bán hàng lưu niệm, bán tăm từ thiện, chèo kéo khách viết sớ, dâng sớ, khấn thuê, xem tay, xem tướng vẫn còn tiếp diễn ở chùa Keo (Thái Bình), phủ Tây Hồ, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh), phủ Dày (Nam Định)...

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi, ăn xin và bán thịt gia súc phản cảm

Bộ VHTTDL cũng chỉ ra rằng, ý thức của người dân đang là vấn đề cần phải quan tâm.

Người dân cũng chính là chủ thể văn hóa trong các lễ hội. Thế nhưng, rất nhiều người trong số đó điềm nhiên bước vào không gian lễ hội với tâm thế của một người ngoài cuộc, vì thế họ thoải mái chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa bãi.

Chưa kể, mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhắc nhở, song có những giải pháp xử lý nằm ngoài tầm tay của Bộ. Đó là việc xử lý những người bán, đổi tiền lẻ. BQL phát hiện đuổi họ cửa trước họ luồn cửa sau, trong khi thẩm quyền bắt người là của lực lượng công an. Song, kể cả bắt được họ thì lại phải thả ra vì không có thẩm quyền giữ người và chế tài xử phạt cũng không có.

Do đó, câu chuyện tiền lẻ chỉ có thể chấm dứt khi ý thức người dân thay đổi, không có cung ắt cầu sẽ tự biến mất. Và chừng nào ý thức của du khách còn kém thì không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng lộn xộn mất trật tự tại các lễ hội.

Để giải quyết tình trạng "lộn xộn" này, lãnh đạo Bộ VHTTDL cho biết, đã đưa các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lý một số lễ hội, di tích bằng việc lắp đặt camera ghi hình ở các khu vực quan trọng của di tích để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm tại các di tích như: Đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh), đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), đền Đồng Bằng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), phủ Tây Hồ (Hà Nội).

Bộ sẽ tiến hành quy hoạch tổng thể các di tích, nơi tổ chức lễ hội, cắm mốc phân giới rõ khu vực I, II; các công trình phụ trợ phải theo Luật Di sản, chứ không thể tự phát như hiện nay.

Đồng thời, theo ông Bảo, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương. Bởi lẽ, có quản lý tốt lễ hội mới đảm bảo sức sống lâu bền của lễ hội. Giữ gìn hình ảnh lễ hội cũng chính là giữ gìn hình ảnh của địa phương.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên thì kêu gọi các cơ quan truyền thông hãy vào cuộc để phát hiện những bất cập, khuyến khích những nỗ lực, tiến bộ, chứ đừng “ngồi một chỗ suy diễn rồi nói quá lên so với sự thật, kiểu như “tiền lẻ trắng chùa” rồi quy chụp cho cơ quan quản lý”.

Nguyệt Hà