• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Châu Âu chi gần 4 tỷ euro phát triển tên lửa Ariane 6

(Chinhphu.vn) - Theo báo “Tấm gương” của Đức, các nước châu Âu nhất trí sẽ phát triển tên lửa đẩy mới Ariane 6.

03/12/2014 10:53

Đây được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực tăng khả năng cạnh tranh và là hòn đá tảng cho các hoạt động hàng không vũ trụ trong tương lai của châu Âu.

Quyết định trên được đưa ra tại Hội nghị bộ trưởng các nước thành viên Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 3/12 tại Luxemburg, theo đó tên lửa đẩy Ariane 6 sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng 3,8 tỷ euro, trong đó Đức sẽ tham gia đóng góp bổ sung hàng năm trên 60 triệu euro.

Việc phát triển thế hệ tên lửa đẩy mới sau thành công của tên lửa Ariane 5 nằm trong kế hoạch tổng thể của ESA với tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỷ euro trong 10 năm tới.

Theo kế hoạch, tên lửa đẩy Ariane 6 với những tính năng cạnh tranh, được sử dụng linh hoạt hơn và ít chi phí phụ hơn sẽ được phóng lên vũ trụ lần đầu tiên vào năm 2020. Tên lửa này có thể đưa tải trọng từ 5-10 tấn vào quỹ đạo. Các nước thành viên ESA cũng cho biết sẽ xây dựng cho tên lửa Ariane 6 một bệ phóng mới tại sân bay vũ trụ Kourou trên đảo Guyana thuộc Pháp.

Ariane 5 hiện vẫn được xem là tên lửa đẩy tin cậy trên thế giới, song đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đặc biệt là các tên lửa đẩy của Mỹ.

Việc phát triển Ariane 6 được thực hiện theo hướng phù hợp với nhu cầu của khách hàng về việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Trong kế hoạch tổng thể phát triển tên lửa, ESA cũng có ý định chế tạo một tên lửa đẩy nhỏ hơn và ít tốn kém hơn. Hiện có hai phương án được ESA cân nhắc là phát triển tên lửa Ariane-62 cỡ nhỏ với hai động cơ đẩy hoặc Ariane-64 với 4 động cơ đẩy, có thể cùng lúc đưa hai vệ tinh lên quỹ đạo./.

Nguyễn Thơ