• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Châu Âu giằng co về việc cắt giảm lượng khí thải

(Chinhphu.vn) - Theo thỏa thuận Paris về khí hậu, các nước Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2030.

11/10/2018 15:48
Tuy nhiên, cuộc họp Bộ trưởng Bộ Môi trường của các nước thành viên hôm 9/10 tại Luxembourg đã diễn ra các cuộc tranh luận khá gay gắt về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải, trong bối cảnh nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) công bố bản báo cáo, khuyến cáo thế giới hành động phải “nhanh hơn”, nếu muốn khống chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp.

Bản báo cáo của GIEC, dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, giải thích rằng nhiệt độ trái đất tăng thêm 2°C tác động đến hệ sinh thái nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chỉ tăng thêm 1,5°C. Vậy mà khi ký kết thỏa thuận khí hậu Paris cách đây 3 năm, các quốc gia đã cam kết duy trì nhiệt độ tăng dưới ngưỡng 2°C. Giới hạn 2°C được cho là không đủ, các nhà khoa học của GIEC đánh giá rằng để duy trì được mức không tăng quá 1,5°C, lượng phát thải khí CO2 sẽ phải giảm 45% từ giờ đến năm 2030. Việc này sẽ cần đến nhiều thay đổi trên quy mô chưa từng có và buộc các ngành công nghiệp phải quyết liệt giảm lượng khí thải.

Vì thế, các cuộc tranh luận của các bộ trưởng EU nhằm mục đích ấn định việc giảm khí CO2, theo tỷ lệ so với các mức đề ra cho năm 2021, đặc biệt là đối với xe du lịch và xe tải hạng nhẹ hoạt động tại những nước thành viên.

Một khó khăn khác nữa các bộ trưởng EU phải tính toán là vừa tôn trọng các mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris, vừa làm hài lòng các quốc gia ít thân thiện với môi trường nhất, đồng thời phải tránh không để các nước láng giềng của EU bị chìm ngập trong hàng trăm nghìn xe hơi bị loại bỏ do quá gây ô nhiễm…

Về vấn đề này có 2 phe rõ ràng: Một bên ủng hộ cắt giảm 30% lượng khí thải CO2, do Đức và Ủy ban châu Âu (EC) chủ trương và bên kia là 17 nước khác, trong đó có Pháp, ủng hộ cắt giảm 40% như đã cam kết. Với tư cách là nước chủ trì cuộc họp, nhằm tìm kiếm sự thỏa hiệp của cả hai bên, Áo đã đưa ra một phương án khá hợp lý là 35%.

Vậy là sau 13 giờ tranh luận gay gắt, cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước thành viên EU đã chấp nhận việc cắt giảm lượng khí thải ở mức 35%, nhưng kèm theo một loạt biện pháp nhằm thỏa mãn các nước, theo đó giảm 30% lượng khí thải CO2 đối với xe tải và xe tải nhỏ dưới 3,5 tấn và điều khoản quy định một cuộc họp giữa kỳ vào năm 2023 để hoàn thiện mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn dưới mức 40% mà Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua hồi tuần trước.

Thỏa thuận cấp Bộ trưởng về mức khí thải dự kiến sẽ được đưa ra đàm phán với Nghị viện và EC vào ngày hôm nay (11/10)./.

Tuyết Minh