Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Nếu được đầu tư, vùng Nam Sahara có thể trở thành trung tâm cung cấp lương thực cho thế giới
Theo Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế về gạo tại Mali -Robert Zeigler, phần lớnkhu vực Nam Sahara gồm các nước Xudang, Mali, Senegal, Ghana và vùng châu thổ của Niger đều có diện tích rộng lớn phù hợp cho việc gieo trồng lúa nhưng cho đến nay vẫn chưa được khai thác.
Viện nghiên cứu quốc tế về gạo (IRRI) cho rằng, về lâu dài, nhu cầugạo của Châu Á sẽ tăng lên, mặt khác diện tích dành cho việc trồng lúa có xu hướng giảm do tình trạng đô thị hóa và một số vùng bị thủy triều và sóng thần xâm lấn nên lượng gạo dự trữ và xuất khẩu của khu vực này cũng giảm. Trong khi đó, ở vùng Nam Sahara còn rất nhiều diện tích màu mỡ, nguồn nước dồi dào và hiện rất ít người sinh sống và đây sẽ là những vùng có thể trở thành nguồn cung cấp lương thực cho thế giới. Theo IRRI dự báo, để làm được điều đó cũng như thực hiện “ Cách mạng xanh” tại châu Phi, các khâu phải được chuẩn bị và thực hiện kỹ càng từ việc chọn giống, tăng cường đầu tư cở sở hạ tầng tốt hơn, cơ khí hóa nông nghiệp và nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật canh tác…
Hiện nay, IRRI đã có nhiều chương trình với các nước Mozambique, Tanzanie, Burundi và Ouganda, đồng thời thiết lập mối quan hệ vớiTrung tâm gạo của Châu Phi (ADRAO) gồm 20 nước để tăng diện tích gieo trồng lúa của lục địa này.
Được biết, các giống lúa hiện đang gieo trồng tại châu Phi bị thoái hóa theo thời gian nên châu lục này cần có các loại giống mới với thời gian sinh trưởng nhanh hơn và chịu được hạn hán, dịch bệnh. Mặt khác, các nước châu Phi cần đường xá để nối liền giữa các trang trại và thị trường tiêu thụ; hình thành hệ thống thủy lợi, yêu tố then chốt cho việc trồng lúa…
Tính đến nay, Trung Quốc đã và đang đầu tư vào một số vùng tại khu vực này. Có thể trong vòng 25 năm nữa, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thu được các nguồn lợi đáng kể từ việc đầu tư gieo trồng tại khu vực Nam Sahara này./.