• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chạy thử toàn tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào ngày 20/9

(Chinhphu.vn) - Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vận hành thử từ 3-6 tháng, sau đó sẽ khai thác thương mại. Những ngày vận hành thử đầu tiên sẽ lập 5 đoàn tàu chạy liên tục trên chính tuyến ở cả hai chiều, mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút.

18/09/2018 17:58
Chạy thử toàn tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào ngày 20/9. Ảnh: Vnexpress
Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, hiện công tác chuẩn bị cho việc vận hành toàn hệ thống đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành, đảm bảo hoạt động từ 20/9.

Dự án sẽ thực hiện căn chỉnh, chạy thử toàn bộ 11 hệ thống thiết bị theo kế hoạch Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng. Thời gian tàu chạy thử trung bình 3-6 tháng trước khi khai thác thương mại.

Ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đường sắt cho TTXVN biết, nội dung vận hành thử dự án thực hiện theo chu trình từ đơn giản đến phức tạp và tình huống như trong giai đoạn vận hành chính thức. Hoạt động và kết quả vận hành thử có sự giám sát, đánh giá của liên danh tư vấn độc lập Apave-Certifier-Tricc.

Những ngày vận hành thử đầu tiên sẽ lập 5 đoàn tàu chạy liên tục trên chính tuyến ở cả hai chiều. Mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động.

Thời gian vận hành thử tiếp theo được tăng dần lên theo các mức tiêu chuẩn thiết kế như: Thời gian giãn cách giữa tàu ít hơn, vận hành ban đêm, chạy có tải trọng, hệ thống vận hành liên động cho nhiều đoàn tàu; vận hành thử toàn bộ hệ thống ở depot (chức năng lập tàu, sửa chữa), vận hành nhà ga, công tác lập biểu đồ chạy tàu, vận hành các tiện ích phục vụ hành khách…

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm chỉ những người được phân công nhiệm vụ mới được tham gia công tác vận hành thử. Đến giai đoạn hệ thống vận hành ổn định sẽ kết hợp từng bước đưa lực lượng nhân sự của đơn vị quản lý khai thác, vận hành tham gia vận hành thử để đào tạo thực hành.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (đơn vị khai thác, vận hành) cho biết, hơn 650 người thuộc các bộ phận chức năng tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành đào tạo tại Trung Quốc và đào tạo lý thuyết tại Việt Nam. Việc đào tạo thực hành sẽ được tiếp tục hoàn tất trong giai đoạn vận hành thử để đảm bảo hoạt động tuyến đường sắt này ngay khi dự án chính thức được đưa vào khai thác vận tải.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.

Dự án có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao và khu depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435 mm. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến.

Dự án cung cấp 10.000 thẻ vé điện tử có giá trị sử dụng một lần hoặc nhiều lần. Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã đề xuất phương án giá vé lên UBND TP. Hà Nội, sau khi được phê duyệt sẽ có giá vé chính thức.

BT