• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ đối với cán bộ xã nghỉ việc trước năm 1998

(Chinhphu.vn) - Ông Trần Thanh Đa (thanhnhan.pt@...) phụ trách tài chính tại Văn phòng UBND xã Mỹ Lộc từ năm 1980. Năm 1990 do hoàn cảnh ông Đa xin nghỉ việc và đến nay chưa được hưởng chế độ nào. Ông Đa muốn biết có quy định nào về chế độ cho cán bộ xã, phường nghỉ việc có thời gian công tác từ 5 năm trở lên không?

27/02/2012 15:20

Vấn đề ông Đa hỏi, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Chế độ trợ cấp cán bộ xã già yếu nghỉ việc

Trước năm 1998, chế độ trợ cấp đối với cán bộ xã già yếu, nghỉ việc được áp dụng theo quy định tại từng thời điểm, cụ thể:

Tại Phần V, Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ  bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã quy định cán bộ xã khi già yếu nghỉ việc được trợ cấp thường xuyên hàng tháng nếu có đủ điều kiện: Cán bộ chuyên trách và nửa chuyên trách của xã khi già yếu (nam 55, nữ 50 tuổi) được cấp trên quyết định cho nghỉ việc hoặc bố trí công tác nhẹ hơn mà không có phụ cấp như cán bộ chuyên trách, nửa chuyên trách.

Nếu có đủ 15 năm công tác giữ các chức vụ trưởng, phó ngành của xã trở lên, trong đó có 5 năm là cán bộ chuyên trách, hoặc nửa chuyển trách (được tính cả thời gian làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng của hợp tác xã nhưng thời gian làm công tác Đảng, chính quyền phải nhiều hơn thời gian làm công tác hợp tác xã). Nếu bị kỷ luật phải thôi giữ chức vụ thì cả thời gian giữ chức vụ ấy không tính.

Trường hợp chưa có đủ 15 năm giữ chức vụ trên nhưng có thời gian hoạt động trước Cách mạng tháng Tám cộng lại đủ 15 năm cũng được tính để hưởng phụ cấp…

Cán bộ xã già yếu nghỉ việc được trợ cấp hàng tháng, khi ốm đau hoặc chết đều được hưởng các chế độ như cán bộ xã cùng chức vụ đang làm việc.

Tại Điều 5, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường quy định cán bộ xã, phường công tác lâu năm, khi già yếu, nghỉ việc, có đủ những điều kiện quy định trong quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 60% của mức sinh hoạt phí khi đang công tác. Mức trợ cấp này được áp dụng cho cả những cán bộ xã đã được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 130-CP.

Theo quy định tại Nghị định số 50-CP ngày 26/7/1996 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với các bộ xã, phường, thị trấn thì kể từ ngày ban hành Nghị định này, những cán bộ xã làm công tác tại xã liên tục từ 5 năm trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp này tính theo số năm công tác tại xã, mỗi năm công tác được trợ cấp một tháng, lấy theo mức sinh hoạt phí đang hưởng, kể cả mức phụ cấp (nếu có) để tính. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định đối với những cán bộ được hưởng trợ cấp một lần.

Điều chỉnh mức trợ cấp đối với người đang hưởng trợ cấp

Khoản 1, Điều 16, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định, cán bộ xã già yếu, nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 30/6 /1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; được chuyển trợ cấp đến nơi ở mới hợp pháp; khi từ trần thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng mức lương tối thiểu chung.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 4/4/2011 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc và Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 6/5/2011 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thì đối tượng áp dụng các quy định này là cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc đang được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Trường hợp ông Trần Thanh Đa là cán bộ  phụ trách tài chính của UBND xã từ năm 1980 đến năm 1990. Năm 1990, vì hoàn cảnh gia đình ông xin nghỉ việc. Như vậy, cho đến khi nghỉ việc ông Đa có thời gian công tác tại UBND xã 10 năm.

Theo quy định của pháp luật vào thời điểm đó, ông Đa không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng nêu tại Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. Ông Đa cũng không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định số 50-CP ngày 26/7/1996 của Chính phủ, bởi vì thời điểm ông Đa nghỉ việc Nghị định này chưa được ban hành.

Vì ông Đa không thuộc diện cán bộ xã già yếu, nghỉ việc đang được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130-CP và Quyết định số 111-HĐBT, nên ông Đa không thuộc đối tượng được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 92/2009/NĐ-CP; khoản 2 Điều 4 Nghị định số 23/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BNV-BTC nêu trên.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.