• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ đối với giáo viên giáo dục quốc phòng

(Chinhphu.vn) - Ông Đỗ Thanh Sơn (denhovetoi2000@...) hỏi: Giáo viên dạy môn giáo dục quốc phòng có được hưởng chế độ gì không? Theo quy chế chi tiêu nội bộ tại trường ông thì giáo viên dạy môn này được trả 5.000 đồng/1 tiết ngoài trời và 600.000 đồng tiền quần áo. Vậy, nhà trường thực hiện có đúng quy định không?

14/02/2012 14:30

Về vấn đề trên, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng an ninh thì cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh đ­ược hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nư­ớc đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên nói chung.

Ngoài ra, được hư­ởng chế độ ­ưu đãi theo tính chất đặc thù của môn học, cụ thể: Giảng viên, giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (kể cả giáo viên là sĩ quan quân đội biệt phái) đ­ược hưởng 1% mức lư­ơng tối thiểu cho 1 tiết giảng. Giảng viên, giáo viên chuyên trách trong các cơ sở giáo dục và đào tạo hàng năm được cấp trang phục; số lư­ợng, kiểu dáng trang phục do Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với các cơ quan liên quan quy định.

Trước đây chế độ bồi dưỡng giờ giảng, chế độ trang phục được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTB&XH ngày 31/12/2004. Kể từ ngày 2/1/2012, chế độ bồi dưỡng giờ giảng và chế độ trang phục được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư liên tịch số 53/2011/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC ngày 15/11/2011 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính như sau:

Hưởng 1% mức lương tối thiểu chung cho 1 tiết giảng

Đối tượng là giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên (bao gồm giảng viên là sĩ quan biệt phái) được hưởng 1% mức lương tối thiểu chung cho một tiết giảng hoặc giờ giảng (gọi chung là tiết giảng).

Chế độ bồi dưỡng này không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền lương. Đối với báo cáo viên, giáo viên, giảng viên thỉnh giảng không thực hiện chế độ bồi dưỡng này.

Tiết giảng quy định ở trên là tiết giảng dạy thực tế trên lớp, ngoài bãi tập, thao trường được quy định trong chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh và kế hoạch giảng dạy, khi tính chế độ bồi dưỡng giờ giảng không phải quy đổi.

Dạy chuyên trách được cấp 1 bộ trang phục xuân hè và 1 bộ thu đông/1 năm

Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên và cán bộ quản lý bộ môn, khoa giáo dục quốc phòng - an ninh; cán bộ quản lý môn học giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc các sở giáo dục và đào tạo; cán bộ quản lý trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên  (không bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên là sĩ quan biệt phái) được cấp phát trang phục đồng bộ theo kiểu dáng quân phục sĩ quan hiện hành.

Một bộ trang phục bao gồm: quần dài, áo dài, dây lưng, mũ mềm (hoặc cứng), giày da, bít tất, biển tên. Biển tên do các cơ sở giáo dục, đào tạo quy định phù hợp với biển tên của viên chức, theo các chức danh hiện có của cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh.

Cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh kiêm nhiệm năm đầu tiên được cấp một bộ trang phục xuân hè và một bộ trang phục thu đông, từ năm thứ hai trở đi mỗi năm được cấp một bộ trang phục xuân hè hoặc trang phục thu đông.

Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh chuyên trách mỗi năm được cấp một bộ trang phục xuân hè và một bộ trang phục thu đông.

Nguồn kinh phí

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 53/2011/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC thì kinh phí để chi trả chế độ bồi dưỡng, trang phục và chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước cấp hàng năm và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

Vấn đề ông Đỗ Thanh Sơn hỏi về chế độ bồi dưỡng giờ giảng, chế độ trang phục của giáo viên giáo dục quốc phòng: Trước ngày 2/1/2012 hai chế độ này được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTB&XH ngày 31/12/2004. Hiện nay được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 53/2011/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC. Phần quy định về chế độ bồi dưỡng giờ giảng, chế độ trang phục và nguồn kinh phí để chi trả chế độ tại hai Thông tư này như nhau. Như vậy tiền bồi dưỡng giờ giảng, tiết giảng được hưởng bằng 1% mức lương tối thiểu chung cho một giờ giảng, tiết giảng. Trang phục được cấp phát theo quy định. Nguồn kinh phí chi trả chế độ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước cấp hàng năm và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.