• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ đối với người lao động làm công việc phát sinh tiếng ồn lớn

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Ngọc Hồng (Yên Bái) đang làm việc tại công ty 100% vốn nước ngoài, bà Hồng muốn được biết về mức phụ cấp cho công nhân thường xuyên phải tiếp xúc tiếng ồn.

01/12/2011 18:10

Vấn đề bà Hồng thắc mắc, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Tiếng ồn ở các cơ sở sản xuất phải được quan trắc tại các vị trí làm việc

Tại Điều 104, Bộ luật Lao động quy định: Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo qui định của pháp luật.

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, việc hưởng chế độ ưu đãi, tiền lương có yếu tố độc hại nguy hiểm hoặc phụ cấp độc hại nguy hiểm phải căn cứ vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đó có độc hại nguy hiểm do tiếng ồn quá lớn được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại các văn bản như: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995; Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996; Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996; Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH-QĐ ngày 3/3/1999; Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH-QĐ ngày 26/12/2000; Quyết định số 1152/2003/QĐ- BLĐTBXH-QĐ ngày 18/9/2003…

Tiếng ồn tại các cơ sơ sản xuất công nghiệp phải tiến hành quan trắc tại các vị trí làm việc theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999. Tiêu chuẩn này quy định mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn trong cơ sở sản xuất. Tiêu chuẩn được áp dụng để kiểm soát mức ồn phát sinh trong quá trình làm việc do các loại máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất phát ra tác động đến người lao động.

Chế độ phụ cấp đối với những công việc phát sinh tiếng ồn lớn

Nếu người lao động làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá lớn, hoặc công việc phát sinh tiếng ồn quá lớn, vượt mức ồn cho phép gây ảnh hưởng đến an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động thì yếu tố độc hại, nguy hiểm phải được xác định trong mức tiền lương hoặc phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Để đảm bảo quyền lợi của cả hai phía tham gia giao kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về lao động. Ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân có thể xây dựng mức tiền lương dành cho người lao động làm việc tại nơi có tiếng ồn quá lớn, hoặc vận dụng, áp dụng tương tự mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo khoản 3, Điều 4 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, đã được hướng dẫn tại điểm I, Mục II Thông tư số 4/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước.

Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 1, hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung được áp dụng đối với những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

Ở doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức công đoàn doanh nghiệp cần xây dựng thỏa ước lao động tập thể để thỏa thuận với người sử dụng lao động đưa yếu tố độc hại nguy hiểm do tiếng ồn quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động để tính mức lương hoặc vận dụng, áp dụng tương tự các quy định sẵn có để trả phụ cấp tiếng ồn cho người lao động, nhằm bù đắp tổn hại sức khỏe do môi trường lao động có tiếng ồn lớn gây ra.

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985: 1999)

Mức ồn cho phép làm việc tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8 giờ), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85 dB(A) mức cực đại không được vượt quá 115 dB(A).

Tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:

4 giờ, mức âm cho phép là 90 dB(A);

2 giờ, mức âm cho phép là 95 dB(A);

1 giờ, mức âm cho phép là 100 dB(A);

30 phút, mức âm cho phép là 105 dB(A);

15 phút, mức âm cho phép là 110 dB(A);

Và mức cực đại không quá 115 dB(A);

Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với mức âm dưới 80 dB(A).

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.