• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ nâng bậc lương với công chức cấp xã khi chuyển công tác

(Chinhphu.vn) - Ông Bùi Thế Công (congan_ht113@...) công tác tại xã từ năm 1993 đến nay. Ông Công muốn được biết về quy định nâng lương đôi với công chức cấp xã khi chuyển công tác.

15/02/2012 21:42

Từ tháng 7/1993 đến tháng 3/2000 ông Công làm Bí thư đoàn thanh niên xã. Từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2009 ông làm cán bộ tài chính xã và hưởng lương bậc 1 là 2,1; mã ngạch 01a003. Tháng 4/2009 ông Công được chuyển công tác và giữ chức Trưởng công an xã cho đến nay. Ông Công đã có bằng Trung học quản lý hành chính - Trung cấp lý luận chính trị, Cao đẳng tài chính kế toán tháng 6/2006.

Ông Công hỏi, ông có được nâng bậc lương khi chuyển công tác không?

Vấn đề ông Công hỏi, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2010/TT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì cán bộ, công chức cấp xã đã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính, được thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và mục I Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trong thời gian giữ bậc lương theo ngạch, bậc công chức hành chính, cán bộ, công chức cấp xã có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật kéo dài thêm 6 tháng, bị kỷ luật cách chức kéo dài thêm 12 tháng thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định. Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.

Thời gian được xét nâng bậc lương thường xuyên

Tại khoản 1, khoản 2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau: Cán bộ, công chức, viên chức, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12 /2004 của Chính phủ thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.

Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của Nhà nước.

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức nghỉ ốm, điều trị, điều dưỡng ở trong nước và ở nước ngoài cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc).

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thấm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

- Thời gian đi học ở trong nước và ở nước ngoài (kể cả do nguyện vọng cá nhân) đã cắt khỏi danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị, sau khi học xong, nếu được tuyển dụng lại vào làm việc ở cơ quan, đơn vị cũ, thì thời gian thực tế học tập theo chương trình đào tạo (ghi trên chứng chỉ hoặc bằng đào tạo được cấp) được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên; thời điểm hưởng bậc lương mới được tính kể từ ngày ký quyết định, thời gian nâng bậc lương lần sau được tính như các trường hợp nâng bậc lương thường xuyên khác.

Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định; thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và qua đánh giá đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm theo quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

- Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

Theo ông Bùi Thế Công phản ánh, ông tốt nghiệp trình độ đào tạo cao đẳng, hiện nay ông đã được xếp, hưởng lương công chức ngạch chuyên viên cao đẳng mã số 01a.003, hưởng lương công chức A0 bậc 1, hệ số 2,1 tại Bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, ông Công không nêu rõ thời điểm được xếp hưởng ngạch, bậc lương đó, do vậy ông Công cần đối chiếu quy định về thời gian nâng bậc lương, tiêu chuẩn nâng bậc lương nêu trên để biết thời điểm được nâng bậc lương tiếp theo.

Nếu ông Công hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hàng năm, không bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, thì thời gian giữ bậc đang hưởng đủ 3 năm (36 tháng) ông đủ điều kiện được nâng 1 bậc lương.

Việc cán bộ, công chức cấp xã đã xếp, hưởng lương công chức hành chính khi chuyển công tác khác trong xã, không thuộc trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định hiện hành.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.