• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ nâng bậc lương với người lao động

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Duy An (duyanxdcm@...) hỏi: Hiện nay, văn bản nào mới nhất quy định về thời gian nâng bậc lương cho người lao động trong doanh nghiệp? Có phải người lao động làm việc theo hợp đồng cứ sau 3 năm nếu có trình độ đại học và sau 2 năm nếu trình độ trung cấp thì được tăng 1 bậc lương không?

26/03/2012 16:14

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông An như sau:

Chế độ nâng bậc lương ở doanh nghiệp nhà nước

Chế độ nâng bậc lương ở doanh nghiệp nhà nước theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể tại điểm 1 Mục VI, Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003, đã được sửa đổi theo Mục 4 Thông tư 18/2008/BLĐTBXH ngày 16/9/2008 hướng dẫn về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, hàng năm, căn cứ vào yêu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở, doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong doanh nghiệp.

Điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:

- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết.

- Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó

Ngoài ra, trong thời gian giữ bậc lương, nếu người lao động đoạt giải tại các cuộc thi chuyên môn, kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế do doanh nghiệp cử tham dự; đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc thì được xét nâng bậc lương sớm hoặc rút ngắn thời hạn nâng bậc lương, cụ thể:

- Người đoạt giải nhất, giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc tế được nâng sớm 2 bậc lương.

- Người đoạt giải nhất tại các cuộc thi cấp quốc gia, giải ba tại các cuộc thi cấp quốc tế, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định tại Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ được nâng sớm 1 bậc lương.

- Người đoạt giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc gia được rút ngắn 2/3 thời hạn xét nâng bậc lương.

- Người đoạt giải ba tại các cuộc thi cấp quốc gia được rút ngắn không quá 1/2 thời hạn xét nâng bậc lương.

Việc nâng bậc lương sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương cụ thể cho người lao động do doanh nghiệp quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Chế độ nâng bậc lương ở doanh nghiệp khác

Hiện nay chế độ nâng bậc lương đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân) và chế độ nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể tại Mục 2 Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 4, Mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 Mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH.

Căn cứ các quy định trên, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:

- Đối tượng được nâng bậc lương.

- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc.

- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc.

- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.

Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.

Trường hợp ông Nguyễn Duy An hỏi, do thông tin ông cung cấp không nêu rõ ông đang làm việc ở loại hình doanh nghiệp nào nên đề nghị ông An đối chiếu với các quy định nêu trên để rõ chế độ nâng bậc lương tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà ông đang làm việc.

Tại doanh nghiệp nhà nước áp dụng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP, thời gian nâng bậc lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34 và có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên; đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận.

Theo bảng lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP thì hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) của chuyên viên, kỹ sư (trình độ đại học trở lên) là 2,34 và hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) của cán sự, kỹ thuật viên (trình độ trung cấp) là 1,8. Như vậy theo điểm 1 Mục VI, Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH, đã được sửa đổi theo Mục 4 Thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH thì chuyên viên, kỹ sư có trình độ đào tạo đại học phải có thời gian giữ bậc ít nhất đủ 36 tháng (3 năm) và cán sự, kỹ thuật viên có trình độ đào tạo trung cấp phải có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất là 24 tháng (2 năm) mới được xét nâng bậc theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.

Còn tại các doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam thì thời gian nâng bậc lương đối với người lao động thực hiện theo Quy chế nâng bậc lương hàng năm do doanh nghiệp và Ban chấp hành công đoàn xây dựng. Chế độ nâng bậc lương này được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.

 Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin liên quan:

Thời hạn xét nâng lương đối với người bị kỷ luật khiển trách

Hướng dẫn nâng bậc lương sớm trong doanh nghiệp

Cách xác định thời gian nâng bậc lương khi chuyển ngạch