Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định bổ sung danh mục tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng.
Khoản 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định tài sản chuyên dùng:
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phòng, an ninh;
c) Công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt; tài sản khác có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Tài sản chuyên dùng quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Danh mục tài sản chuyên dùng quy định tại Điều 5 Thông tư số 318/2017/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý và hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng và Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
1. Tài sản phục vụ công tác quản lý quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý quy định tại Điều 6 Thông tư số 318/2017/TT-BQP và Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
Khoản 3 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định tài sản phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân:
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc nhà trường, trừ học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà an dưỡng, nhà điều dưỡng; nhà khách, nhà công vụ; nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và cơ sở khác không thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Xe ô tô chỉ huy, xe ô tô phục vụ công tác chung, các loại phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị;
d) Tài sản khác.
Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định cụ thể về tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng:
Tài sản cố định là tài sản chuyên dùng hiện có tại đơn vị và tài sản cố định là tài sản chuyên dùng do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định sau đây:
a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP và khoản 61, 62 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
c) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.
Thông tư 72/2024/TT-BQP cũng nêu rõ: Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 23/2023/TT-BTC. Trường hợp, tài sản cố định sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất thì phải trích khấu hao.
Danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.
Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 23/2023/TT-BTC, trong đó tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Về quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, Thông tư 72/2024/TT-BQP yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Đồng thời, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư 72/2024/TT-BQP cũng quy định cụ thể hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định.
Hình thức báo cáo kê khai tài sản cố định gồm:
a) Báo cáo kê khai lần đầu áp dụng đối với tài sản cố định hiện đơn vị đang quản lý, sử dụng tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa báo cáo kê khai theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BQP.
b) Báo cáo kê khai bổ sung áp dụng đối với trường hợp có thay đổi về tài sản cố định do đầu tư xây dựng, mua sắm, nhận bàn giao; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; thu hồi, giao, điều chuyển, tiêu hủy, bán, thanh lý, ghi giảm do bị mất, bị hủy hoại và các hình thức xử lý khác theo quy định của cơ quan, người có thẩm quyền; chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập, giải thể theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Báo cáo kê khai định kỳ do các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản cố định lập gửi lên cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính).
Về nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định, Thông tư 72/2024/TT-BQP yêu cầu các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định phải lập báo cáo kế khai theo mẫu quy định. Báo cáo kê khai tài sản cố định phải ghi đúng và đầy đủ thông tin theo mẫu quy định. Cơ quan tiếp nhận, quản lý báo cáo kê khai tài sản cố định được phép từ chối và yêu cầu báo cáo lại nếu phát hiện báo cáo kê khai không ghi đúng và đầy đủ thông tin.
Về thời hạn báo cáo kê khai tài sản cố định, Thông tư 72/2024/TT-BQP nêu rõ: Đối với trường hợp kê khai lần đầu, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Đối với trường hợp kê khai bổ sung, không quá 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Đối với tài sản đưa vào sử dụng do hình thành từ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo thì thời gian thay đổi tính từ ngày ký Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định cụ thể về báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý.
Theo đó, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định báo cáo đơn vị, doanh nghiệp cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) đối với các loại tài sản cố định sau đây: a) Tài sản cố định tại đơn vị bao gồm: Nhà, đất; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác; b) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; c) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Báo cáo tài sản cố định gồm: Báo cáo kê khai tài sản cố định; Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của các đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định và đơn vị cấp trên đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:
- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định của đơn vị, doanh nghiệp;
- Đánh giá những mặt tích cực, hiệu quả, những tồn tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản cố định của đơn vị, doanh nghiệp trong kỳ báo cáo;
- Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản cố định trong kỳ báo cáo;
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Thông tư số 72/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được áp dụng từ năm tài chính 2025, thay thế Thông tư số 13/2019/TT-BQP.
Nước Nước