• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ với cán bộ Thi hành án dân sự tại huyện nghèo

(Chinhphu.vn) - Ông Trần Đức Nam (Hà Giang, email: hoangsuphi.hgg@...) hỏi: Cán bộ, công chức thuộc cơ quan thi hành án dân sự công tác tại thị trấn thuộc huyện nghèo có được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP không?

28/01/2013 13:47

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Trung, công tác tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương, Nghệ An (trungnh.nan@...) phản ánh, huyện Tương Dương là 1 trong 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP nhưng do trụ sở của Chi cục Thi hành án dân sự huyện đóng trên địa bàn thị trấn nên cán bộ tại Chi cục không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Theo ông Trung, như vậy là thiệt thòi cho cán bộ, công chức vì Chi cục Thi hành án là đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh đóng tại địa phương, công việc Thi hành án chủ yếu bám cơ sở, tận nhà, tận thôn bản nơi có đương sự trên toàn địa bàn huyện.

Ông Trung đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu tăng khoản chi thường xuyên cho các huyện miền núi, đồng thời xem xét lại đối tượng áp dụng để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tại các Chi cục Thi hành án dân sự thuộc vùng sâu, vùng xa được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

Về những nội dung trên, Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định

"Nghị định này quy định về phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương từ lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".

Mức phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, các đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.

Ngày 24/12/2009, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.

Tuy nhiên, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP không quy định về tăng khoản chi thường xuyên cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu để có thể áp dụng chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với cán bộ, công chức một số địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa.

Về đề nghị hưởng chế độ phụ cấp thu hút

Khoản 3, Điều 2 Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng tại khoản 1 và khoản 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP đã được xếp lương theo các văn bản. Đối chiếu với quy định trên, cán bộ, công chức cơ quan Thi hành án dân sự được hưởng các chế độ theo quy định kể từ ngày Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực.

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự có hướng dẫn thực hiện vấn đề này trong toàn ngành để thực hiện theo quy định.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Tư pháp đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân