• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ với người lao động nghỉ chờ việc trước ngày 1/1/1995

(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động chờ nghỉ việc trước ngày 1/1/1995.

20/10/2012 07:23

Theo báo cáo của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, những năm 1990, khi không bố trí được việc làm, phải cho người lao động nghỉ chờ việc, các doanh nghiệp đã không ra quyết định cho người lao động nghỉ chờ việc mà chỉ thỏa thuận bằng miệng về việc nghỉ chờ việc không hưởng lương, không đóng bảo hiểm xã hội.

Tại thời điểm ngày 31/12/1994, các doanh nghiệp không lập danh sách người lao động làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lao động này vẫn có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ.

Hiện các doanh nghiệp đang gặp vướng mắc trong việc cấp sổ bảo hiểm xã hội cho số lao động này.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:

Về hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc hoặc danh sách người lao động của đơn vị đến thời điểm 31/12/1994, đã được quy định cụ thể tại khoản 8 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo đó, trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc, thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, trong đó bảo đảm người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

Trường hợp không có danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31/12/1994 thì có thể thay thế bằng các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994.

Như vậy, trường hợp không có danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31/12/1994 nhưng trong danh sách người lao động của đơn vị tại thời điểm sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ xác định được người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994 thì có thể dùng làm hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân