• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ 3,3% trường hợp mắc sởi đã được tiêm chủng

(Chinhphu.vn) - Theo khảo sát mới đây của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trên 3.400 trường hợp mắc sởi được ghi nhận trong hơn 5 tháng đầu năm 2019 cho thấy, chỉ 3,3% trường hợp mắc sởi đã được tiêm chủng, 96,7% số ca mắc chưa tiêm vaccine ngừa sởi, hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.

25/06/2019 10:46
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
Cục Y tế dự phòng cũng thực hiện khảo sát về số tuổi trên 21.000 ca sốt phát ban nghi sởi và trên 3.400 ca dương tính với bệnh sởi, thì thấy: Dưới 9 tháng tuổi có 17,6% trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 730 trường hợp dương tính với sởi. Từ 9-12 tháng là 9,9% và 330 trường hợp. Từ 1-4 tuổi là 31,9% và 815 trường hợp. Từ 5-9 tuổi là 18,6% và 444 trường hợp. Từ 10-14 tuổi là 2,6% và 53 trường hợp. Trên 14 tuổi là 19,6% và 818 trường hợp.

Điểm đáng chú ý của mùa dịch năm nay là dù thời tiết đã sang hè, không phải mùa chính của dịch sởi (thông thường dịch sởi hay xuất hiện mạnh vào mùa Đông - Xuân), nhưng năm nay số mắc sởi chưa giảm trong những tuần gần đây. Bộ Y tế dự báo năm 2019 là năm chu kỳ của dịch, nên số mắc vẫn còn có thể tiếp tục tăng.

Trước diễn biến phức tạp và bất thường của dịch sởi, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tổ chức phân tuyến điều trị, tập trung các nguồn lực phục vụ thu dung, điều trị bệnh nhân, không để tình trạng chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp.

Thiết lập khu vực riêng khám, điều trị bệnh sởi, phân luồng khám chữa bệnh; thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, khử khuẩn buồng bệnh và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc người bệnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Các đơn vị y tế dự phòng đẩy mạnh tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ 9 tháng và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi, đảm bảo đúng lịch, đủ mũi, đạt tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 95% quy mô xã, phường. Tập trung xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh sởi để tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho đối tượng nguy cơ cao, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

BT