• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2025 (2)

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2025 (2).

22/04/2025 21:33

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp với các Bộ, cơ quan về Quyết định điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2025 (2)- Ảnh 1.

Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 4 năm 2025.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 194/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp với các Bộ, cơ quan về Quyết định điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Thực hiện chủ trương của Đảng tại Kết luận số 65-KL/TW về thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới, các Nghị quyết số: 88/2019/QH14 và 120/2020/QH14 của Quốc hội, trên cơ sở tích hợp, kế thừa kết quả thực hiện của các đề án, chính sách dân tộc giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình).

Chương trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặc biệt quan tâm, với tổng mức đầu tư lớn, phạm vi, địa bàn rộng và nội dung đa dạng, thuộc lĩnh vực quản lý của nhiều Bộ, ngành. Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình, đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Một số cơ chế, chính sách khó triển khai do chưa có cách hiểu thống nhất; một số nội dung, đối tượng thụ hưởng gặp vướng mắc trong thực tiễn triển khai; tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình còn hạn chế; 03/09 nhóm mục tiêu khó có khả năng hoàn thành; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số nơi còn yếu, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm...

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đánh giá cao các Bộ, cơ quan, địa phương đã mạnh dạn, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, vướng mắc, thống nhất đề xuất cấp có thẩm quyền những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Về hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh Chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thống nhất về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương về quyết định điều chỉnh một số đối tượng thực hiện và nội dung của Chương trình, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội, bảo đảm các nguyên tắc về tính cấp thiết, khả thi, hiệu quả đầu tư, mục tiêu của Chương trình và không vượt quá tổng mức vốn thực hiện Chương trình đã được Quốc hội phê duyệt.

Đối với những nội dung chưa làm rõ được cơ sở pháp lý, dự kiến số lượng đối tượng thụ hưởng, kinh phí và nguồn vốn thực hiện, Phó Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất trong quá trình xây dựng Chương trình giai đoạn tiếp theo, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện, giải trình

Về một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện, giải trình, làm rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng chỉ đạo:

- Về bổ sung nội dung "Lập hồ sơ thiết kế và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ ban hành chính sách đầu tư trong lâm nghiệp" tại Tiểu dự án 1, Dự án 3 của Chương trình, trong đó:

Giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường để hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, đối tượng thụ hưởng, dự kiến kinh phí, nguồn vốn thực hiện và nội dung bổ sung nêu trên, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành, không vượt tổng mức kinh phí thực hiện đã được phê duyệt, không hợp thức hóa sai phạm và không quy định hiệu lực trở về trước.

Giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn để bảo đảm triển khai thực hiện được ngay nội dung nêu trên sau khi có Quyết định điều chỉnh Chương trình.

- Về đề nghị điều chỉnh đối tượng thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 từ "dược liệu quý" thành "dược liệu có giá trị kinh tế", Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn về danh mục các loại cây dược liệu thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình để có cách hiểu thống nhất, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, hoàn thành các mục tiêu của Dự án và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng chính sách bảo đảm hiệu quả, kịp thời và đúng quy định, hoàn thành trong tháng 4 năm 2025; báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền.

- Về điều chỉnh đối tượng thụ hưởng của Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 đối với hộ người dân tộc thiểu số, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị và tổ, nhóm cộng đồng tham gia dự án phát triển sản xuất cộng đồng, Phó Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm không mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3.

- Về nội dung "xây mới cơ sở vật chất, khối phòng, công trình" của các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, phổ thông có học sinh bán trú tại Tiểu dự án 1, Dự án 5, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản giải thích, hướng dẫn gửi các địa phương về việc nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, khối phòng, công trình của các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, phổ thông có học sinh bán trú tại Tiểu dự án 1, Dự án 5 theo quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng và quy định có liên quan; hoàn thành trong tháng 4 năm 2025...

Bộ Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các Bộ, cơ quan dự họp và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Chương trình, chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung và tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 4 năm 2025.

Ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2025 (2)- Ảnh 2.

Ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025 ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.

Quyết định nêu rõ, mục tiêu chung nhằm ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu cụ thể là khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật; tăng cường thực thi pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí.

Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí. Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn, bức xúc trong dư luận, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Kế hoạch nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: 1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí; 2. Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả; 3. Quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; 4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; 5. Tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí; 7. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong phòng, chống lãng phí; 8. Tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí.

Theo đó, về tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả: Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực. Rà soát, đánh giá lại việc giao, quản lý biên chế.

Về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý nợ công: Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, giữ bội chi ngân sách nhà nước và nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Huy động và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ; triển khai công cụ quản lý nợ theo quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, bảo đảm hiệu quả, an toàn và thanh khoản của ngân sách nhà nước. Bố trí thanh toán trả nợ các khoản nợ gốc, lãi của ngân sách nhà nước kịp thời, đầy đủ, đúng hạn. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đảm bảo phù hợp với nhu cầu của ngân sách trung ương và khả năng đáp ứng của thị trường. Quản lý ngân quỹ nhà nước đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ.

Về đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, cắt giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp...

Đối với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí: Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

Đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa; rà soát, kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi triệt để tiền, tài sản nhà nước; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Chiến lược được thực hiện theo hai giai đoạn

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2025 đến năm 2030): Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lãng phí.

Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2031 đến năm 2035): Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống lãng phí và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2031 - 2035 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2036./.