• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 26/4/2025 (2)

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 26/4/2025 (2).

26/04/2025 21:56

Quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2025/NĐ-CP ngày 25/4/2025 quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 26/4/2025 (2)- Ảnh 1.

Nhiều chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp

Nghị định này quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp; hướng dẫn việc sử dụng chuyên gia cao cấp là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở trung ương gồm: Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Nội chính Trung ương; Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội.

Đối tượng áp dụng

Chuyên gia cao cấp là người có đủ tiêu chuẩn, điêu kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm theo Quy định số 180-QĐ/TW ngày 11 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về chuyên gia cao cấp, gồm:

1- Cán bộ, công chức, viên chức.

2- Người đã nghỉ hưu, người làm việc ngoài hệ thống chính trị (người không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài).

Chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định quy định, chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp thì thôi đảm nhiệm vị trí việc làm cũ kể từ ngày được bổ nhiệm chuyên gia cao cấp, được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (viết tắt là Bảng lương chuyên gia cao cấp) và hưởng các chế độ, chính sách như sau:

1- Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở xuống hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được hưởng chế độ, chính sách, gồm:

a) Xếp lương vào bậc 1, hệ số lương 8,80 của Bảng lương chuyên gia cao cấp.

b) Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

2- Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến 1,25 được hưởng chế độ, chính sách, gồm:

a) Xếp lương vào bậc 2, hệ số lương 9,40 của Bảng lương chuyên gia cao cấp.

b) Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Thứ trưởng.

3- Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,30 trở lên được hưởng chế độ, chính sách, gồm: (*)

a) Xếp lương vào bậc 3, hệ số lương 10,0 của Bảng lương chuyên gia cao cấp.

b) Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Bộ trưởng.

4- Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn tổng hệ số lương cũ (bao gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức danh cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cũ.

5- Cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp căn cứ hiệu quả công tác của chuyên gia cao cấp và khả năng nguồn lực của cơ quan, có thể thực hiện thêm một số chế độ, chính sách khác (tiền thưởng, điều kiện làm việc...) phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan.

6- Trường hợp sau khi thôi làm chuyên gia cao cấp, cơ quan có thẩm quyền quản lý bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức vào vị trí việc làm mới thì căn cứ vào bậc lương ở ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đã được hưởng trước khi bổ nhiệm chuyên gia cao cấp và thời gian làm chuyên gia cao cấp để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đó; được hưởng các chế độ phụ cấp lương (nếu có) gắn với vị trí việc làm mới theo quy định.

Chế độ, chính sách với chuyên gia cao cấp là người đã nghỉ hưu, người làm việc ngoài hệ thống chính trị

Theo Nghị định, người đứng đầu cơ quan thỏa thuận với người dự kiến được tuyển chọn, bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp với mức tiền lương và chế độ, chính sách tùy từng trường hợp cụ thể trong phạm vi chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức tối đa bằng mức quy định tại (*) nêu trên trước khi trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp để làm cơ sở ký hợp đồng công việc.

Cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp đối với người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, về bí mật nhà nước, pháp luật có liên quan và quy chế làm việc của cơ quan.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2025.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Ngày 26/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 26/4/2025 (2)- Ảnh 2.

Chính phủ sửa quy định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính - Ảnh minh họa

Sửa quy định về thẩm quyền kiểm tra

Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền kiểm tra như sau:

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

2. Bộ trưởng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi được giao tổ chức thực hiện.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý, trừ các cơ quan được tổ chức theo hệ thống dọc đóng trên địa bàn.

4. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.

5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, gồm: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Thuế; Cơ quan quản lý thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc theo quy định của pháp luật kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.

6. Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra.

Không quy định số lượng thành viên đoàn kiểm tra, không quy định "cứng" 01 Phó trưởng đoàn

Với quy định về đoàn kiểm tra, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP: Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Đoàn kiểm tra được thành lập theo hình thức liên ngành, trừ các trường hợp sau đây: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình; thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.

Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định trên như sau:

Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện kiểm tra theo quyết định của người có thẩm quyền. Thẩm quyền thành lập đoàn kiểm tra được thực hiện như sau:

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 6 của Nghị định này thành lập đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý và đoàn kiểm tra liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 6 Điều 6 của Nghị định này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên, trong đó bao gồm Trưởng đoàn, 01 Phó trưởng đoàn và các thành viên.

Theo Nghị định số 93/2025/NĐ-CP, quy định trên được sửa đổi: Thành viên đoàn kiểm tra bao gồm: Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (nếu cần thiết) và các thành viên khác. Thành phần, số lượng thành viên đoàn kiểm tra do người ban hành quyết định kiểm tra quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Theo Nghị định số 93/2025/NĐ-CP, có 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định 19 hành vi vi phạm). Cụ thể:

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.

3. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

5. Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

6. Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.

7. Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

9. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục (trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 7, 8 và 10 Điều này), không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.

10. Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.

11. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

12. Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính hoặc không kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm.

13. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

14. Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

15. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

16. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

17. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

18. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.

19. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

20. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bổ sung hình thức kỷ luật bãi nhiệm

Nghị định số 93/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Đặc biệt, Nghị định số 93/2025/NĐ-CP bổ sung thêm hình thức kỷ luật bãi nhiệm. Nghị định nêu rõ: "Hình thức kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với cán bộ thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 của Nghị định này".

* Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 93/2025/NĐ-CP: Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này mà tái phạm;

b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.

* Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 93/2025/NĐ-CP nêu rõ: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 của Nghị định này;

b) Không kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm;

c) Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định số 93/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/6/2025./.