• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 4/5/2023

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông cáo báo chí Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 4/5/2023.

04/05/2023 18:33

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 4/5/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Trong đó, Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Cụ thể, Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung khoản 3a, 3b Điều 12 về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:

3a. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.

3b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Cùng với việc bổ sung quy định về thẩm quyền, Nghị định 20/2023/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 5a, 5b Điều 14 về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

5a. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện như sau: 

a) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; 

b) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

c) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; 

d) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

đ) Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư.

5b. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; 

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

đ) Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.


Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

 Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong đó, Nghị định này hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Sở hửu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận... các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ vả các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp...

Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Nghị định cũng quy định đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm:

- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

- Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:

a) Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;

b) Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;

c) Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;

d) Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;

đ) Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.


Điều chỉnh, bổ sung một số khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM 

 Tại Công văn số 364/TTg-CN ngày 4/5/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh, bổ sung các KCN trên địa bàn TPHCM vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.

Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý đưa 03 KCN gồm: KCN Bàu Đưng quy mô 175 ha tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; KCN Phước Hiệp quy mô 200 ha tại xã Phước Hiệp và xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi và KCN Xuân Thới Thượng quy mô 300 ha tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1300/TTg-KTN ngày 24/7/2014.

Đồng thời, bổ sung KCN Phạm Văn Hai I với quy mô diện tích 379 ha và KCN Phạm Văn Hai II với quy mô diện tích 289 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh vào quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn TPHCM./.

Các KCN khác nằm trong quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1300/TTg-KTN ngày 24/7/2014 không thay đổi.

Điều chỉnh quy hoạch phải đảm bảo đồng bộ, kế thừa

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TPHCM chịu trách nhiệm tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch phát triển KCN Phạm Văn Hai I và KCN Phạm Văn Hai II tại Đề án và các văn bản giải trình; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn Thành phố trong nội dung quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021- 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

TPHCM cập nhật vị trí và quy mô diện tích KCN Phạm Văn Hai I và KCN Phạm Văn Hai II vào quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021-2025 TPHCM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai, trong đó lưu ý đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất của các KCN trên địa bàn Thành phố, trong đó có KCN Phạm Văn Hai I và KCN Phạm Văn Hai II nằm trong chỉ tiêu sử dụng đất KCN trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho TPHCM.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đưa ra khỏi quy hoạch phát triển KCN và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại diện tích đất này chỉ được xem xét sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án đưa 03 KCN: Bàu Đưng, Phước Hiệp và Xuân Thới Thượng ra khỏi quy hoạch; đảm bảo điều kiện, trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản nhà nước.

Bảo đảm việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất và các loại đất nông nghiệp khác nằm trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của TPHCM và huyện Bình Chánh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.

TPHCM thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển KCN với các công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động làm việc trong KCN. Đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của KCN. Có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng.

Tiếp thu ý kiến của các Bộ có liên quan, thực hiện các giải pháp đề ra tại Đề án trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.

Xây dựng định hướng thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, trong đó lưu ý tập trung thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; sử dụng ít lao động và tài nguyên (đất đai, nước, năng lượng).


Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng 

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Cụ thể, tại Quyết định 477/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng đối với đồng chí Trung tướng Trần Duy Giang. 

Tại Quyết định 476/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Chính ủy Quân khu 4, Bộ Quốc phòng đối với đồng chí Trung tướng Trần Võ Dũng. 

Tại Quyết định 473/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đến hết tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định đối với đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương.

Tại Quyết định 474/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 1, Bộ Quốc phòng đến hết tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định đối với đồng chí Thiếu tướng Lê Anh Tuấn.

Tại Quyết định 475/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ Chính ủy Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng đến hết tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định đối với đồng chí Thượng tướng Lương Đình Hồng./.