• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2025

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2025.

06/04/2025 21:53

Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2025- Ảnh 1.

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku - Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 6/4/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku (Dự án).

Theo Quyết định, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ: Xây dựng; Quốc phòng; Công an; Nông nghiệp và Môi trường; Khoa học và Công nghệ và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Định, Gia Lai.

Bộ Tài chính là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Các Thành viên có tránh nhiệm tham gia ý kiến đúng thời hạn theo đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng, trường hợp quá hạn chưa trả lời thì coi là thống nhất với nội dung lấy ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không trả lời đúng hạn. Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện Báo cáo thẩm định theo quy định, trong đó khẳng định rõ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đủ điều kiện để Chính phủ thông qua, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Chi phí thẩm định của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Tài chính để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

Các cơ quan có thành viên thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước có văn bản cử người gửi về cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Tài chính).

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, ngày 6/4/2025.

Các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2025- Ảnh 2.

Xuất cấp nhà bạt cứu sinh các loại; phao cứu sinh các loại; máy bơm nước chữa cháy... phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 724/QĐ-TTg ngày 6/4/2025 về việc xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương và điều chỉnh số liệu tại Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định 724/QĐ-TTg, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Phụ lục kèm theo. Cụ thể, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 xuất cấp cho các Bộ, địa phương gồm: Nhà bạt cứu sinh các loại; phao cứu sinh các loại; máy phát điện các loại; máy bơm nước chữa cháy; thiết bị khoan cắt…

Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về căn cứ, thông tin, số liệu báo cáo, đề xuất. Các Bộ, địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu và số lượng đề xuất; tiếp nhận, phân bổ, cấp phát hàng dự trữ quốc gia đúng quy định, đúng đối tượng, đúng mục đích; quản lý, sử dụng, bảo quản và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp với các Bộ, địa phương thực hiện cấp phát hàng dự trữ quốc gia theo quy định; theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, địa phương liên quan kiểm tra việc cấp phát quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả.

Điều chỉnh số lượng gạo dự trữ quốc gia xuất cấp cho tỉnh Điện Biên

Quyết định 724/QĐ-TTg cũng điều chỉnh số liệu tại Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

Theo đó, điều chỉnh số lượng gạo dự trữ quốc gia xuất cấp cho tỉnh Điện Biên để hỗ trợ Nhân dân dịp giáp hạt đầu năm 2025 từ 846,456 tấn gạo thành 846,465 tấn gạo như đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 3755/BTC-NSNN ngày 25/3/2025.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (ngày 6/4/2025).

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2025- Ảnh 3.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Di sản văn hóa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 23 tháng 11 năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 (sau đây gọi là Luật Di sản văn hóa).

Để triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa với mục đích xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa trên phạm vi cả nước.

Yêu cầu đặt ra là bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa. Xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật được triển khai thi hành thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Hoàn thiện thể chế, chính sách

Theo Kế hoạch, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách là một trong những nội dung quan trọng phải thực hiện.

Cụ thể, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Di sản văn hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thống nhất, phù hợp với quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thực hiện. Thời gian hoàn thành trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Di sản văn hóa gồm:

- Xây dựng Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, di sản văn hoá dưới nước, di sản văn hoá phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia về di sản văn hoá phi vật thể và chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể (khoản 3 Điều 14; khoản 5 Điều 17; khoản 6 Điều 25; khoản 4 Điều 39).

- Xây dựng Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập (khoản 6 Điều 29; khoản 5 Điều 30; khoản 5 Điều 34; khoản 4 Điều 35; khoản 5 Điều 37; khoản 2 Điều 70).

Cơ quan chủ trì xây dựng 2 Nghị định trên là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thời hạn hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm 2025.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Di sản văn hóa

Quyết định nêu rõ, một nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật. Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng.

Triển khai các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu, phổ biến và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia tại địa chỉ: http://pbgdpl.gov.vn.

Tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ và biên soạn tài liệu tập huấn cho nhân lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Cơ quan chủ trì thực hiện gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình khác.

Cùng với đó, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao tại Luật Di sản văn hóa. Nội dung hoạt động bao gồm: Rà soát, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật Di sản văn hóa theo lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hoá được cân đối trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của bộ, ngành, địa phương có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước./.