Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 197/2025/NĐ-CP ngày 7/7/2025 quy định trình tự, thủ tục thành lập, chế độ làm việc, trách nhiệm, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
Nghị định quy định, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội (sau đây được viết là Hội đồng quản lý) được tổ chức ở cấp quốc gia, có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo Nghị định, Hội đồng quản lý có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1- Thông qua các nội dung:
Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm về thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chiến lược đầu tư dài hạn trước khi cơ quan bảo hiểm xã hội trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch hằng năm về thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Các báo cáo hằng năm về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế trước khi cơ quan bảo hiểm xã hội trình cấp có thẩm quyền.
Dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế; mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; báo cáo quyết toán về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội trước khi cơ quan bảo hiểm xã hội trình cơ quan có thẩm quyền. Đề án, phương án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
2- Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư cụ thể của các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.
3- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về các chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.
4- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
5- Hằng năm, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động, tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định này.
6- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
Nghị định quy định, Hội đồng quản lý do Chính phủ thành lập, gồm Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Tài chính; 01 Phó Chủ tịch chuyên trách và các ủy viên.
Các ủy viên Hội đồng quản lý bao gồm: Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Y tế; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thứ trưởng Bộ Công an; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam; Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách và các ủy viên của Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
Nghị định nêu rõ, Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 03 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định việc lấy ý kiến bằng văn bản từng thành viên Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý, chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung và tài liệu phục vụ cuộc họp. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý trước ngày họp ít nhất 05 ngày làm việc.
Các thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của các bộ, ngành, cơ quan được hưởng chế độ thù lao và được sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của bộ, ngành, cơ quan mình để tham mưu giúp việc.
Chủ tịch Hội đồng quản lý có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, báo cáo Hội đồng quản lý ra Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý, Quy chế quy định cơ chế phối hợp công tác giữa Hội đồng quản lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các quy chế khác phù hợp với quy định pháp luật; quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng quản lý trên cơ sở ý kiến thống nhất thông qua của Hội đồng quản lý.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 7/7/2
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 6223/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thực hiện kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội.
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị: Trong quá trình xây đựng Luật, nghị quyết có liên quan đến các lĩnh vực phát triển đô thị, tổ chức chính quyền, đầu tư công, quy hoạch, phát triển thành phố Hà Nội hai bên sông Hồng cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tích hợp các nội dung thuận lợi, vượt trội của Luật Thủ đô vào các luật chuyên ngành nếu cùng điều chỉnh một vấn đề, để bảo đảm hiệu lực và tính thực thi cao của Luật Thủ đô.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ và các địa phương liên quan tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội tập trung quyết liệt để xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xử lý kiến nghị: Nghiên cứu ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức hoặc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho các địa phương đủ năng lực tiên phong thí điểm.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị: Sớm hướng dẫn điều chỉnh định mức phân bổ ngân sách, định mức chi thường xuyên và đầu tư công cho phù hợp với mô hình chính quyền đô thị hai cấp của Hà Nội và yêu cầu quản lý đô thị đặc biệt.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị: Quan tâm, phối hợp với thành phố Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Môi trường, Nội vụ, Tài chính, Xây dựng khẩn trương xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất của Thành ủy Hà Nội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; đồng kính gửi Văn phòng Trung ương Đảng để báo cáo đồng chí Tổng Bí thư trước ngày 30 tháng 07 năm 2025.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 6166/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về triển khai Dự án mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình xây dựng khẩn cấp.
Cụ thể, tại văn bản số 5889/VPCP-CN ngày 26/6/2025 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về việc thực hiện Dự án theo thủ tục đối với dự án khẩn cấp. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và VEC chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo, cam kết; tổ chức triển khai Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, không được để xảy ra sơ hở, tham nhũng, lợi ích nhóm, gây thất thoát, thiệt hại tài sản nhà nước./.