• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ mất 5 ngày để có thêm 1 triệu ca COVID-19

(Chinhphu.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h sáng 14/7 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 13.235.751 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 575.525 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 7.696.381 người.

14/07/2020 10:25

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: AFP

Theo hãng tin Reuters, sau khi các ca bệnh COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, mất 3 tháng để số ca nhiễm trên toàn cầu lên tới 1 triệu. Tuy nhiên, những ngày qua, chỉ mất 5 ngày để số ca nhiễm toàn cầu tăng từ 12 triệu lên 13 triệu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ ra trong số 230.000 ca nhiễm mới được ghi nhận hôm 12/7, có 80% số ca nhiễm đến từ 10 quốc gia. Nghiêm trọng hơn, 50% số ca nhiễm đến từ chỉ 2 quốc gia.

Mỹ vẫn là tâm dịch của thế giới với 3.479.483 ca nhiễm và 138.247 ca tử vong, tiếp theo là Brazil với 1.887.959 ca nhiễm và 72.921 ca tử vong, Ấn Độ có 907.645 ca nhiễm và 23.727 ca tử vong, Nga có 733.699 ca nhiễm và 11.439 ca tử vong...

Số ca mắc bệnh ở Mỹ đã tăng đột biến trong những tuần gần đây, tuy nhiên, bất chấp tình hình dịch diễn biến phức tạp, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn hối thúc các trường mở lại vào mùa Thu tới.

Dịch diễn biến phức tạp ở Mỹ buộc thống đốc một số bang phải tạm hoãn các kế hoạch mở cửa trở lại, thậm chí một số bang còn ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Ngày 12/7, Tổng thống Donald Trump đã gây ngạc nhiên khi lần đầu tiên đeo khẩu trang xuất hiện trước công chúng trong chuyến thăm bệnh viện quân y Walter Reed ở ngoại ô thủ đô Washington để gặp gỡ các cựu chiến binh đang điều trị tại đây.

Phát biểu khi rời Nhà Trắng, ông Trump cho rằng đeo khẩu trang là việc làm tốt và phù hợp. Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh nhấn mạnh tầm quan trọng của khẩu trang, khẳng định nếu 90% người dân Mỹ không đeo khẩu trang nơi công cộng ở những điểm nóng của dịch COVID-19, nước này sẽ không thể kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

WHO cảnh báo các nước đang đi sai hướng

Ngày 13/7, WHO đã cảnh báo rằng có quá nhiều nước đang hành động tùy tiện trong đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng nghĩa với khả năng sẽ không thể sớm quay trở lại trạng thái bình thường.

Sau khi ghi nhận 230.000 ca mắc COVID-19 mới chỉ trong một ngày được báo cáo hôm 12/7, WHO cho rằng đại dịch sẽ chỉ diễn biến tồi tệ hơn trừ phi người dân tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như dãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và ở nhà nếu bị ốm.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, một số nước nới lỏng lệnh phong tỏa hiện đang phải chứng kiến sự bùng phát trở lại của virus SARS-CoV-2 vì không tuân thủ các phương pháp đã được kiểm chứng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến, ông Tedros chỉ rõ sẽ không có việc quay trở lại trạng thái "bình thường như cũ" trong tương lai gần, có quá nhiều nước đang đi sai hướng. Theo ông, virus SARS-CoV-2 vẫn là kẻ thù chung số 1, nhưng "hành động của nhiều chính phủ và người dân không phản ánh điều đó".

Ông Tedros nhận định nếu chính phủ các nước không thực thi một chiến lược toàn diện nhằm ngăn chặn virus lây lan và người dân không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản thì chỉ có một khả năng là dịch bệnh sẽ diễn biến ngày càng tồi tệ hơn.

Philippines tái phong tỏa một phần thủ đô

Trước việc số bệnh nhân COVID-19 tiếp tục gia tăng, ngày 13/7, giới chức Philippines thông báo áp đặt lệnh phong tỏa trở lại một phần vùng thủ đô Manila với khoảng 250.000 cư dân.

Theo ông Toby Tiangco, Thị trưởng thành phố Navotas - một trong 16 thành phố tạo nên vùng thủ đô Manila gồm 12 triệu dân, người dân ở thành phố này sẽ phải ở nhà trong 2 tuần sắp tới.

Navotas- một trong những khu vực nghèo nhất của vùng thủ đô Manila, đã ghi nhận 931 ca mắc COVID-19 và 59 người tử vong. Tuy nhiên, số bệnh nhân đã tăng trở lại trong 2 tuần gần đây. 

Thị trưởng Tiangco khẳng định chính quyền không còn lựa chọn nào khác khi phải áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa do có quá nhiều người không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Biện pháp này dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 15 hoặc 16/7.

Nhà chức trách vẫn đang hoàn thiện các chỉ dẫn, bao gồm cả quy định cấm người dân tập thể dục ngoài trời, dù họ vẫn được phép đi làm. Các cửa hàng và doanh nghiệp có thể tiếp tục mở cửa, nhưng các nhà hàng sẽ chỉ được phép phục vụ khách đến mua đồ mang đi.

Philippines hiện là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai ở Đông Nam Á với hơn 57.000 người, trong đó có 1.599 trường hợp tử vong. Các biện pháp giãn cách xã hội nhằm khống chế dịch COVID-19 đã được thực hiện trên khắp Philippines. Tuy nhiên, biện pháp này được áp đặt nghiêm nhất và dài nhất ở vùng thủ đô Manila - vốn được coi là "tâm dịch" của quốc gia Đông Nam Á này. Vùng này đã được phong tỏa vào giữa tháng 3 và chỉ bắt đầu mở lại vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng các quy định và hàng nghìn người từ nước ngoài trở về, số ca mắc COVID-19 tại Philippines đã tăng cao.

BT