• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ số MXV-Index: Lực bán tăng, giá 'quay đầu'

(Chinhphu.vn) - Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày 7/8 với lực bán chiếm ưu thế khiến chỉ số MXV-Index quay đầu suy yếu 0,42% sau 2 phiên tăng, xuống 2.283 điểm.

08/08/2023 09:13
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới suy yếu - Ảnh 1.

Giá bạc giảm mạnh trước sức ép của đồng USD

Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, ngoại trừ chì và thiếc LME, toàn bộ các mặt hàng còn lại trong nhóm kim loại đồng loạt giảm giá. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc dẫn dắt đà giảm của nhóm khi giảm mạnh 2,04% xuống 23,23 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng gần 1 tháng. Trong khi đó, giá bạch kim chỉ suy yếu 0,67% xuống 926,9 USD/ounce.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới suy yếu - Ảnh 2.

Lo ngại Fed tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay trong năm nay đã giúp đồng USD phục hồi. Điều này khiến giá bạc và bạch kim chịu sức ép do chi phí nắm giữ trở nên đắt đỏ hơn. 

Tuy nhiên, giá bạch kim ghi nhận mức giảm thấp hơn hẳn so với giá bạc do một số lo ngại về nguồn cung. 

Sản lượng khai thác của Nam Phi, quốc gia khai thác bạch kim lớn nhất thế giới, đã giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, theo Hội đồng Khoáng sản Nam Phi. Ngành khai thác của Nam Phi đang phải chịu sức ép bởi tình trạng mất điện liên tục và vận hành hệ thống đường sắt gặp gián đoạn. 

Nhóm đậu tương chịu sức ép

Ngoại trừ lúa mì, trên thị trường nông sản, ngô, đậu tương và gạo thô đều chịu sức ép bán trong ngày hôm qua. Trong đó, ngô và gạo thô chỉ suy yếu nhẹ, ngược lại, 3 mặt hàng nhóm đậu tương ghi nhận mức giảm tương đối mạnh.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới suy yếu - Ảnh 3.

Theo MXV, triển vọng nguồn cung khả quan hơn nhờ dự báo hạn hán sẽ dần thu hẹp tại Mỹ giúp chất lượng cây trồng cải thiện trong thời gian tới là nguyên nhân chính tạo sức ép tới giá đậu tương. 

Trong khi đó, 2 mặt hàng thành phẩm đậu tương cũng đóng cửa với mức giảm khá mạnh. Khô đậu chịu sức ép gián tiếp từ thị trường đậu tương trong bối cảnh thiếu vắng thông tin cơ bản. Giá dầu đậu mặc dù sụt giảm hơn 2,7% nhưng xu hướng chính vẫn đang giằng co trong vài phiên vừa qua do lo ngại về nguồn cung dầu thực vật sẽ thu hẹp.

Sáng nay trên thị trường nội địa, giá chào bán khô đậu tương nhập khẩu cũng cho thấy xu hướng hạ nhiệt. Tại cảng Cái Lân, khô đậu tương Mỹ được chào bán ở khoảng 13.600 – 13.700 đồng/kg đối với kỳ hạn giao các tháng quý III năm nay. Đối với kỳ hạn giao quý IV, giá chào bán thấp hơn, ở khoảng 13.300 đồng/kg.