• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để chấn chỉnh, đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

20/01/2012 15:06

Trong 3 năm qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 đạt một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận một số loại đất còn ít, nhất là đất lâm nghiệp và đất ở đô thị; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao; việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ở một số địa phương thủ tục cấp Giấy chứng nhận chưa thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, chậm được cải cách, còn phiền hà, phức tạp, vi phạm thời gian quy định; việc đầu tư kinh phí đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn ít, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa thật sự được coi trọng và tập trung chỉ đạo thực hiện; hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, nhất là ở cấp huyện còn hạn chế năng lực do thiếu cán bộ và các điều kiện làm việc cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; một số quy định về nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận chưa phù hợp thực tế; ý thức chấp hành pháp luật trong việc đăng ký đất đai của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất chưa nghiêm, nhất là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Để khắc phục những hạn chế yếu kém trên, nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai có nền nếp, ổn định, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm công bằng, minh bạch trong các quan hệ về sử dụng đất đai và sở hữu tài sản gắn liền với đất, ngày 17/1/2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND yêu cầu các cơ quan, đơn vị, ban ngành, các địa phương, nghiêm túc thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân tại các xã, phường, thị trấn đối với các loại đất, nhất là đất ở và đất lâm nghiệp; hàng tháng UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế giao chỉ tiêu kế hoạch cấp Giấy chứng nhận cho từng xã, phường, thị trấn làm cơ sở để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

Hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình, chỉ tiêu, kết quả cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp).

Kiện toàn Văn phòng Đăng ký quyền sử đất bảo đảm có đủ bộ máy, nhân lực, kinh phí và các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tập trung nhân lực của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đôn đốc, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn kê khai đăng ký và lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thống kê, rà soát lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho từng thửa đất trên địa bàn; chủ động đôn đốc và tổ chức cho tất cả mọi người đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận thực hiện kê khai đăng ký và lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận tại UBND xã, phường, thị trấn. Hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình, chỉ tiêu, kết quả cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn về UBND cấp huyện (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp). Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai nhất là chủ trương cấp Giấy chứng nhận đến tận người sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Tài nguyên và Môi trường:

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận; tham mưu UBND tỉnh xử lý kịp thời những vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận.

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đôn đốc chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận tại các xã, phường, thị trấn đối với các loại đất: đất ở, đất lâm nghiệp và đất chuyên dùng, (Trong đó chú trọng nhất là đất ở). Phấn đấu hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận cho tất cả thửa đất thuộc mọi đối tượng sử dụng đất trong năm 2012.

Khẩn trương chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở tiếp tục rà soát, thống kê từng thửa đất, lập danh sách thông báo đến từng tổ chức, cơ sở tôn giáo chưa cấp Giấy chứng nhận đến lập thủ tục; chỉ đạo các Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố Huế hướng dẫn các thủ tục, biểu mẫu cấp Giấy chứng nhận; phối hợp với Ban Tôn giáo và các địa phương liên quan để tiến hành phân loại, đánh giá để xác định rõ nguyên nhân vướng mắc của từng tổ chức, cơ sở tôn giáo chưa được cấp Giấy chứng nhận để đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Thường xuyên chỉ đạo theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở các cấp và thực hiện tốt việc thống kê đất đai định kỳ hàng năm.

Chủ trì lập, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Dự án Đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo mô hình tập trung, nhằm xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin đất đai của các ngành và các giao dịch của người sử dụng đất; phấn đấu đến năm 2014 cơ bản hoàn thành kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 06/01/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước mắt, trong năm 2012 Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình hệ thống đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, hiện đại của thành phố Huế, thị xã Hương Trà, huyện A Lưới, huyện Phú Vang để làm mẫu định hướng cho việc xây dựng hệ thống đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của các địa phương khác.

Có kế hoạch cụ thể để tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và công nghệ thông tin cho toàn thể đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã và nhân viên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các quy định về thu, chi tài chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận, nhất là các quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí liên quan đến các hoạt động của hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Cân đối, bố trí kinh phí hàng năm cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và kinh phí tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ địa chính cấp xã.

Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố Huế bố trí kinh phí hàng năm cho việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính.

Tại Chỉ thị trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung Chỉ thị này. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết.