• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ xét xử khi có đơn khởi kiện và trong phạm vi khởi kiện

(Chinhphu.vn) - Giải đáp thắc mắc của ông Đặng Văn Đen (dangvan_11@...), Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng cho biết, Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

13/07/2011 17:49

Theo phản ánh của ông Đen, ông làm đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân huyện nơi ông cư trú, yêu cầu chia di sản của mẹ ông để lại sau khi chết tại thôn 1 của huyện, bị người chị dâu chiếm giữ.

Trong quá trình thụ lý vụ án tại cấp sơ thẩm, bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi liên quan không có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án đưa tài sản của ông Đen tại thôn 3 của huyện vào giải quyết cùng một vụ án. Tuy nhiên Tòa án huyện lại đưa tài sản đó của ông Đen ở thôn 3 vào vụ án và nhận định tài sản có nguồn gốc của mẹ ông Đen, cũng là di sản để gộp với di sản tại thôn 1, đem chia cho các thừa kế. Trong khi đó, hồ sơ địa chính xã  từ trước năm 1986, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các chứng cứ khác đã chứng minh về quyền sở hữu của ông Đen đối với tài sản tại thôn 3.

Ông Đen hỏi: Tòa án nhân dân huyện giải quyết như vậy có đúng quy định của pháp luật về tố tụng không?

Vấn đề ông Đen hỏi, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Để biết được việc Tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án đã thực hiện đúng hay không đúng pháp luật về tố tụng, ông Đặng Văn Đen cần đối chiếu các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS):

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật TTDS quy định: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.

Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố

Điều 176 Bộ luật TTDS quy định: Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.

Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp: Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn; Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật TTDS, trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau: Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật TTDS thì “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn”.

... và phải thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn

Đối với vấn đề của ông Đặng Văn Đen, ông Đen làm đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân huyện, khởi kiện yêu cầu chia di sản của mẹ ông để lại sau khi chết tại thôn 1, do người chị dâu đang chiếm giữ. Như vậy yêu cầu khởi kiện của ông Đen là chia thừa kế của mẹ ông tại thôn 1, theo đó Tòa án chỉ xét xử trong phạm vi yêu cầu khởi kiện này của ông.

Nếu có yêu cầu phản tố của bị đơn, hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đưa tài sản được họ cho là di sản của mẹ ông Đen tại thôn 3 vào giải quyết cùng vụ án thì phải có căn cứ và đúng pháp luật; phải thực hiện thủ tục đúng như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn, phải nộp tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án thì Tòa án mới thụ lý.   

Trường hợp này trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi liên quan không có yêu cầu độc lập theo quy định của pháp luật để yêu cầu Tòa án đưa tài sản tại thôn 3 vào giải quyết cùng một vụ án.

Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn đưa tài sản ở thôn 3 vào vụ án và nhận định tài sản đó có nguồn gốc từ mẹ ông Đen nên cũng là di sản, để xét xử, tuyên bản án cộng gộp tài sản ở thôn 3 với di sản của mẹ ông Đen ở thôn 1, đem chia cho các thừa kế là vi phạm nguyên tắc cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật TTDS “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.

Ông Đen có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nội dung đơn kháng cáo cần yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy một phần bản án sơ thẩm do Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng xét xử vượt quá yêu cầu khởi kiện và nội dung bản án sơ thẩm có kết luận không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ về quyền tài sản của ông tại thôn 3.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.