• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa

(Chinhphu.vn) – Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc phát huy và bảo vệ năng lực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm văn hóa, sáng tạo của các nước có tầm quan trọng đặc biệt.

25/10/2016 17:15
Ảnh minh họa
Quan điểm này được các nhà khoa học quốc tế chia sẻ tại hội thảo quốc tế về “Chính sách hỗ trợ các nền công nghiệp văn hóa: góp phần đa dạng các nền kinh tế và kiểm soát toàn cầu hóa thông qua đa dạng văn hóa” với sự tham dự của các đại diện đến từ Việt Nam, Pháp, Lào, Campuchia…, từ ngày 25-27/10.

Ông Eric Normand Thibeault, đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) cho biết trong 9 thị trường văn hóa và sáng tạo của không gian Pháp ngữ thì lĩnh vực Nghệ thuật đồ họa và tạo hình tạo ra nhiều việc làm và có doanh số cao nhất trong các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Tiếp đó là các loại hình: nhạc, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, truyền hình, radio, game vidéo, sách, báo chí, báo và tạp chí.

Tại Pháp, ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo đã tạo ra doanh số trên 74 tỷ euro (năm 2015). Năm 2017, các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo sẽ tạo ra 1,4 triệu việc làm, chiếm 5% tổng số việc làm tại Pháp.

Vì vậy trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc phát huy và bảo vệ năng lực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sáng tạo của các nước có tầm quan trọng đặc biệt.

Đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo của OIF, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên cho rằng: Hội thảo sẽ tạo cơ hội cho các chuyên gia và các nhà quản lý văn hóa của quốc tế và Việt Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách và triển khai kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vốn có một vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.

Cụ thể, trong thời gian diễn ra hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung bàn luận về các chủ đề: Thách thức của toàn cầu hóa văn hóa; Công ước UNESCO về bảo vệ và phát huy tính đa dạng của các biểu đạt văn hóa; Công nghiệp văn hóa: định nghĩa, khái niệm, chuỗi giá trị, cơ sở và mục tiêu các hoạt động can thiệp của Nhà nước; Hoạt động hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại các nước phương Nam của OIF; Công cụ quản lý, huy động tài chính và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa: nghiên cứu điển hình cách tiếp cận của Việt Nam, Campuchia, Lào, Vauatu, Pháp, Quesbec (Canada); Phương pháp luận xây dựng và phát triển chính sách văn hóa; Triển vọng triển khai một chương trình hợp tác giữa OIF và các nước tham dự Hội thảo.

PN