• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với BĐKH

(Chinhphu.vn) - Ngày 12/9, tại TP Hội An, Bộ TN&MT, Đại sứ quán Đan Mạch và UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở tỉnh Quảng Nam.

12/09/2014 17:35
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Gần 100 đại biểu đại diện cho các cơ quan Trung ương, lãnh đạo 8 tỉnh, thành (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận) tới dự.

Theo kịch bản BĐKH, đến năm 2020, tại tỉnh Quảng Nam, tình trạng ngập lụt chủ yếu xảy ra tại khu vực ven biển do địa hình thấp với tổng diện tích bị ngập khoảng hơn 306 km2. Trong đó, địa phương bị ngập nhiều nhất là thành phố Hội An với hơn 27% diện tích; tiếp theo là các huyện Điện Bàn (26%), Duy Xuyên (gần 16%) và Núi Thành (15%) …. Các trận lũ lụt và bão xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề đến đời sống dân sinh.

Được sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch để triển khai một số chương trình, dự án thích ứng với BĐKH giai đoạn 2010-2015, đến nay, Quảng Nam xây dựng được 10 mô hình thích ứng với BĐKH tại các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai.
 
Cụ thể, tỉnh đã xây dựng công trình kè chống sạt lở khu vực bờ sông, cửa biển; nhà sinh hoạt đa năng phòng tránh bão kết hợp với trạm y tế, đảm bảo trú ẩn an toàn cho hơn 1.000 người dân các huyện Thăng Bình, Điện Bàn; mô hình trồng rừng ngập mặn ven biển ở huyện Núi Thành; đường tránh lũ tại huyện Đại Lộc… với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng. Dự kiến sẽ có khoảng gần 28.0000 người dân được hưởng lợi từ những công trình này.

Tại Hội thảo, ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đánh giá cao những kết quả mà Quảng Nam đã đạt được trong công tác xây dựng các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH, nhất là sự vào cuộc tích cực của người dân và chính quyền dịa phương. Đặc biệt, trong các mô hình, công trình liên quan đến thủy lợi, giao thông, người dân ngoài tham gia giám sát công trình còn hiến đất, hiến cây cối, tài sản… Đây cũng là những kinh nghiệm quý cần được các địa phương khác nhân rộng. Tuy nhiên, Quảng Nam cần xem xét lại mô hình tái định cư vì có những nội dung chưa phù hợp với Hiệp định giữa Đan Mạch và Việt Nam là ưu tiến ứng phó BĐKH.

Được biết, Quảng Nam và Bến Tre là hai địa phương tại Việt Nam được Chính phủ Đan Mạch lựa chọn tài trợ xây dựng một sô mô hình thích ứng với BĐKH. Theo kế hoạch, giai đoạn từ 2010-2015, Đan Mạch sẽ hỗ trợ triển khai xây dựng 20 dự án thích ứng BĐKH tại Quảng Nam với tổng nguồn vốn gần 151 tỷ đồng. 

Lưu Hương