• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chiêm ngưỡng mưa sao băng 76 năm mới có một lần

(Chinhphu.vn) - Mưa sao băng Eta Aquarid, có vị trí trung tâm là chòm sao Aquarius, tên tiếng Việt là Bảo Bình, sẽ đạt cực điểm vào tối nay, 6/5.

06/05/2019 11:01

Tối nay, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến trận một mưa sao băng đẹp nếu thời tiết thuận lợi.

Theo các chuyên gia của Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), những mảnh vụn của sao chổi Halley đang lao vào bầu khí quyển của Trái đất và hứa hẹn sẽ tạo ra một trận mưa sao băng đẹp có tên là Eta Aquarids.

Mưa sao băng Eta Aquarid, có vị trí trung tâm là chòm sao Aquarius, tên tiếng Việt là Bảo Bình, sẽ đạt cực điểm vào tối nay. Đây sẽ là hiện tượng đáng chú ý của năm nay đối với những người yêu thích quan sát bầu trời.

Có nguồn gốc từ sao chổi Halley, các thiên thạch của sao chổi này để khi đi qua quỹ đạo Trái đất, để lại nhiều mảnh vụn lao vào bầu khí quyển, tạo thành rất nhiều sao băng có thể nhìn thấy từ mặt đất. 

Sao chổi Halley là sao chổi chu kỳ ngắn, 76 năm nó mới tới gần Mặt trời một lần và có thể được quan sát từ Trái đất. Nếu bỏ lỡ cơ hội ngắm sao băng vào đêm nay, bạn sẽ phải chờ đến lần tiếp theo là năm 2061.

Năm nay, thời điểm cực đại trùng với đêm mùng 2 tháng 4 Âm lịch, mặt trăng lưỡi liềm mỏng không gây ảnh hưởng đến quan sát mưa sao băng. Nếu điều kiện thời tiết không mưa, ít mây thì sẽ là điều kiện lý tưởng để quan sát trận mưa sao băng đáng chú ý này.

Người quan sát nên nhìn về phía trời đông, nơi có chòm sao Aquarius, Bảo Bình. Ngoài ra, sao băng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời. Bạn nên chọn khu vực tối, thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.

BT