• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chiến dịch tuyên truyền nói "không" với túi nilon: Chớ “bùng lên rồi vụt tắt”

Các bạn sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng gom giấy vụn, vỏ lon thức uống các loại để đổi túi sinh thái tại Trường ĐHSP Đà Nẵng (Ảnh: theo Tuổi trẻ)

04/08/2011 16:02
Theo dự thảo Biểu khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) do Bộ Tài chính vừa đưa ra, mức thuế cao nhất được áp dụng cho túi nilon thuộc diện chịu thuế là 40.000 đồng/kg. Việc quy định mức thuế cao này nhằm làm tăng giá bán túi nilông, để hạn chế việc phát miễn phí túi nilon. Từ đó góp phần thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng, giảm thiểu tác hại đến môi trường.
Túi nilon - thảm họa gây ô nhiễm môi trường
Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm - do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Vì thế việc đưa túi nilon vào diện chịu thuế cao nhất trong biểu khung thuế BVMT là chủ trương hợp lý.
Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 - 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những "thủ phạm" nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường.
Khi thải ra môi trường dưới tác động của ánh sáng, túi nilon vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa...) đã chết sau khi nuốt phải túi nilon do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi nilon.
Tại Việt Nam, theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi nilon dường như thành thói quen khó bỏ của người Việt Nam. Trung bình một người Việt Nam /năm sử dụng ít nhất 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại.
Theo ngành môi trường, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi nilon thải ra môi trường.
Con người đang biến một vật dụng tiện lợi, rẻ tiền như túi nilon thành một thảm họa ô nhiễm môi trường. Hiện hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đã chuyển từ sử dụng túi nilon sang dùng các loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy...
Hãy sử dụng túi nilon tự hủy và túi sinh thái
Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu, lục địa này sản xuất 3,4 triệu tấn túi nilon trong năm 2008, tương đương khối lượng của hai triệu xe hơi. Mỗi người dân châu Âu dùng 500 túi nilon mỗi năm. Ủy ban Châu Âu hiện đang xem xét việc cấm sử dụng túi nilon hoặc áp đặt thuế đối với người dùng chúng để giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Một số nước thuộc EU đã cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng, siêu thị. Nếu người dân muốn sử dụng chúng, họ phải trả tiền thuế.
Ngay một số quốc gia ở châu Phi như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng đang có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với mặt hàng túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Ở nước ta, việc nghiên cứu và sản xuất túi nilon tự phân hủy gần đây mới bắt đầu. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội. Sản phẩm của chủ yếu mới dừng lại ở những đơn đặt hàng của các bệnh viện lớn để đựng rác thải y tế, vì loại túi nilon này khi đốt cùng với rác thải sẽ không sinh ra khí CO 2 , CH 4 và chất dioxin độc hại. Nhưng túi nilon tự phân hủy có những hạn chế nhất định như giá cao (gấp 3-4 lần túi nilon bình thường), túi không để lâu được...
Chúng ta cũng có rất nhiều đợt tuyên truyền "nói không với túi nilong", song xem ra người dân vẫn chưa mặn mà cho lắm. Hoặc chỉ rầm rộ mỗi khi có đợt tuyên truyền rồi lại rơi vào quên lãng. Vì sao vậy? Nhiều người dân cho biết, họ cũng rất quan tâm và hiểu về tác hại khi sử dụng nhiều túi nilon, nhưng để mua một cái túi sinh thái (Eco - bag) thì họ vẫn còn băn khoăn, cân nhắc. Một số người cho biết, họ chưa có thói quen sử dụng túi sinh thái. Về vấn đề sử dụng túi nilon tự hủy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, giải quyết vấn nạn túi nilon làm ô nhiễm môi trường không nên làm hời hợt, phong trào. Theo ông Kiên, điều cần nhất chính là phải xây dựng những nhà máy sản xuất túi sinh thái để từng bước hạn chế, thay thế cơ sở làm túi nilon. “Thói quen người tiêu dùng phải được nâng lên với việc sử dụng túi tự hủy như một đồ dùng sinh hoạt, mua bằng giá trị, có tuổi thọ chứ không phải là rác,” ông Kiên nói. Ông Kiên cho rằng, để tẩy chay dần dần túi nilon, cần nhất chế tài và phối hợp đồng bộ các Sở ngành. Nhà nước nên tạo điều kiện, đầu tư vốn với lãi suất bằng không cho doanh nghiệp sản xuất thí điểm túi nilong tự hủy với giá thành hợp lý. Cơ quan chức năng cần xử phạt hoặc đánh thuế cao những cơ sở làm túi nilon; thanh tra, dừng hoạt động đối với những đơn vị không đạt tiêu chuẩn quy định... Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cũng phải được phối hợp đồng bộ, thường xuyên để không rơi vào tình trạng bùng lên thành đợt, rồi lại “im thin thít, lặn mất tăm” một thời gian dài sau đó.
Hiện nay mỗi ngày, người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang sử dụng cũng như thải ra một lượng túi nylon khổng lồ. Mặc dù tiện sử dụng, nhưng phải mất hàng trăm năm, một chiếc túi nylon mới được phân hủy hoàn toàn. Do đó, việc thay đổi thói quen sử dụng túi nylon của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.
Thiết nghĩ, giải quyết vấn đề rác túi nilon bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi nilon tự phân hủy, túi sinh thái (Eco -bag) là một giải pháp khả thi cao, dung hòa được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để nghiên cứu, sản xuất áp dụng đại trà với giá cả chấp nhận được thì Nhà nước cần có những chính sách cụ thể như ưu đãi thuế, cho vay vốn lãi suất thấp, hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh, đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu. Và trước mắt mỗi người hãy tập thói quen hạn chế sử dụng túi nilon khi không thật cần thiết, góp phần hạn chế số lượng túi nilon thải ra môi trường hằng ngày. Và việc tăng thuế đối với túi nilon cũng là một giải pháp cần thiết.
Thu Vân (tổng hợp)
Túi sinh thái (Eco-bag) là chiếc túi rất đa năng, có thể đựng đồ khi đi làm, lúc MUA sắm hay trong những chuyến picnic cùng bạn bè. Những chiếc túi này được may hoàn toàn từ các chất liệu xanh như vải gai, vải đay hay vải bố…
Túi sinh thái không sử dụng các loại thuốc nhuộm màu hay tẩy trắng gây hại cho môi trường và khi cần có thể dễ dàng giặt sạch và tái sử dụng nhiều lần. Để đổi giấy vụn lấy túi sinh thái, người sử dụng chỉ cần liên hệ với các thành viên của chương trình Go Green.