• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chiến thắng Quảng Trị năm 1972: Bản anh hùng ca bất tử

(Chinhphu.vn) - Sáng 29/4, tại tỉnh Quảng Trị, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng đã diễn ra Hội thảo khoa học "Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972-Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển" (1972 - 2022).

29/04/2022 11:02
Chiến thắng Quảng Trị năm 1972: Bản anh hùng ca bất tử - Ảnh 1.

Hội thảo khoa học "Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972-Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển" - Ảnh: VGP/Thế Phong

Hội thảo do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Tham dự hội thảo có hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, đại biểu các đơn vị của Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Trị, các địa phương, các tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội. 

Các ý kiến cùng hơn 100 báo cáo, tham luận trình bày tại hội thảo đã đề cập một cách toàn diện, phong phú, sâu sắc nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề hội thảo.

Mốc son trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Cách đây 50 năm, thực hiện quyết tâm đánh bại về cơ bản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên toàn miền Nam trong năm 1972, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Trị - Thiên được xác định là hướng tiến công chủ yếu, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 hướng phối hợp quan trọng, chiến dịch tiến công Trị - Thiên giành thắng lợi đã giải phóng tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền tỉnh Thừa Thiên.

Sau đó, chiến dịch tiến công Trị - Thiên chuyển vào phòng ngự bảo vệ vùng giải phóng, trong đó Thành cổ Quảng Trị là trọng điểm. Cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, mà trọng điểm là thị xã và Thành cổ Quảng Trị diễn ra trong giai đoạn lịch sử đặc biệt, khi Hội nghị Paris bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã bước sang năm thứ tư và đang đi tới giai đoạn quyết định. Cuộc chiến đấu đã diễn ra vô cùng khốc liệt suốt 81 ngày đêm để giữ vững thị xã, bảo vệ Thành cổ.

Các đơn vị cùng với quân và dân thị xã Quảng Trị đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt của bom đạn kẻ thù, của thời tiết khắc nghiệt, bám trụ kiên cường chiến đấu. Từ thế bất lợi khi chuyển vào phòng ngự, quân và dân ta từng bước hoàn chỉnh thế trận, giành lại thế chủ động, đánh bại cuộc phản công của các lực lượng tổng dự bị chiến lược của quân đội Sài Gòn, được hỏa lực của Mỹ yểm trợ mạnh nhất trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương, giữ vững vùng giải phóng; làm thay đổi thế và lực của ta trên chiến trường, phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta trong thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng lúc bấy giờ. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Chiến thắng Quảng Trị và chiến công bảo vệ Thành cổ cùng với thắng lợi của các hướng tiến công khác trong cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam năm 1972 và chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 đã tạo nên bước ngoặt quyết định cục diện chiến tranh, đánh bại một bước quan trọng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Giải phóng Quảng trị và chiến công giữ vững Thành cổ trong 81 ngày đêm năm 1972 là mốc son trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước".

Chiến thắng Quảng Trị năm 1972: Bản anh hùng ca bất tử - Ảnh 3.

Hơn 500 đại biểu đến đến từ các cơ quan Trung ương, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Trị, các tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học tham dự Hội thảo - Ảnh: VGP/Thế Phong

Báo cáo đề dẫn hội thảo, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho rằng chiến thắng trên chiến trường Quảng Trị, chiến dịch Trị - Thiên giải phóng Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu phòng ngự bảo vệ Thành cổ, cùng với các hướng chiến lược khác đã góp phần giải quyết căn bản nhiệm vụ của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Đó là tác chiến chiến dịch - chiến lược có quy mô lớn nhất từ trước đến năm 1972, cả về không gian, thời gian và lực lượng sử dụng. Lần đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đòn tiến công quân sự đã giải phóng được không gian chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay, đó là tỉnh Quảng Trị - nơi đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên chiến trường miền Nam.

"Chúng ta đã bảo vệ Thành cổ và giữ vững vùng giải phóng trong điều kiện chiến tranh ác liệt nhất, làm thất bại âm mưu tái chiếm nhanh Quảng Trị hòng tạo lợi thế trên bàn đàm phán Paris của địch. Thắng lợi đòn tiến công quân sự trên hướng Trị - Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và nổi dậy ở Khu 5, Khu 8, cùng với thắng lợi của chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng tháng 12 năm 1972… là những thắng lợi quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định làm thất bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua.

Thắng lợi chiến dịch Trị - Thiên và cuộc tiến công chiến lược năm 1972 khẳng định bước phát triển cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam và mở ra nhận thức lý luận mới về nghệ thuật tác chiến tiến công chiến lược. Chiến thắng trên địa bàn chiến lược Quảng Trị là bản anh hùng ca hay nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta", Trung tướng Trịnh Văn Quyết cho hay.

Dấu ấn của "mùa Hè đỏ lửa năm 1972"

Tại hội thảo, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Giang Văn Thành đã nhớ lại những trận đánh hiệu quả tại chiến trường Quảng Trị năm 1972 như trận luồn sâu tập kích vào quân địch ở Bích La Hậu, đánh địch ở "chốt thép" Long Quang, đánh thắng cuộc hành quân Tango City… loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch, phá hủy nhiều xe tăng, thiết giáp, thu giữ nhiều vũ khí.

Cuộc tiến công giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, Thành cổ Quảng Trị đã kết thúc cách đây nửa thế kỷ. Giờ trở lại Quảng Trị nhiều trận địa xưa đã mờ dấu tích nhưng trong lịch sử, ký ức luôn đầy ắp các sự kiện. Dấu ấn của "mùa Hè đỏ lửa năm 1972" sẽ còn lưu mãi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Chiến thắng Quảng Trị năm 1972: Bản anh hùng ca bất tử - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự Hội thảo - Ảnh: VGP/Thế Phong

Đồng chí Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhấn mạnh: Cuộc tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng năm 1972 là trang sử vẻ vang của dân tộc khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng, sự trưởng thành của các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị nhỏ bé đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của nhân dân cả nước và thế giới bởi tính chất hung bạo của kẻ thù và tinh thần anh dũng vô song của đồng bào, chiến sĩ ta và ngày nay đã trở thành tượng đài của khát vọng hòa bình.

Sau ngày quê hương được giải phóng, phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đổi mới, khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

"Học hỏi tiền nhân, tri ân tiền nhân, trân trọng mồ hôi, công sức và xương máu của bao thế hệ cha anh đi trước chính là "điểm tựa", là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị thực hiện khát vọng vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử đã, đang và sẽ là những bài học quý báu cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị vận dụng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị tin tưởng.

Thế Phong