• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chiến tranh Iraq đã kết thúc với nước Mỹ?

(Chinhphu.vn) - Ngày 15/12, lễ hạ cờ đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq, đã diễn ra tại một sân bay gần thủ đô Baghdad. Với sự chứng kiến của các quan chức quốc phòng, ngoại giao và tướng lĩnh của hai bên, lá cờ các lực lượng của Mỹ tại Iraq đã được hạ xuống, đánh dấu chấm hết cho cuộc chiến kéo dài 9 năm gây tranh cãi, hao người và tốn của mà Mỹ phát động tháng 3/2003.

17/12/2011 15:57

Ngày 15/12, lễ hạ cờ đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq, đã diễn ra tại một sân bay gần thủ đô Baghdad.

Tham dự buổi lễ hạ cờ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định Washington sẽ vẫn luôn kề vai sát cánh với người dân Iraq, giúp tái thiết Irắc thời hậu chiến cho dù quân đội Mỹ sẽ rút khỏi nước này vào cuối năm nay.

Theo ông Panetta, sứ mệnh của Iraq điều hành và bảo vệ đất nước đã thực sự bắt đầu. Tuy nhiên, Iraq sẽ phải đối mặt với vô vàn thử thách ở phía trước, như khủng bố, sự chia rẽ chính trị, kinh tế và xã hội. Với chính phủ Mỹ, cuộc chiến tại Iraq kết thúc đúng như lời hứa của ông Obama đưa ra từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình. Từ nay đến cuối năm, 4.000 binh sỹ Mỹ còn lại ở Iraq sẽ rút về nước. 

Trước hết, với nước Mỹ, rút quân là thượng sách, cho dù còn tranh cãi dài lâu. Chấm dứt một chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II là hợp với nguyện vọng vì có tới 70% người Mỹ cho rằng cuộc chiến Iraq không đáng để thanh niên Mỹ phải hy sinh, chưa nói tới chuyện nó là một nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm kinh tế và làm xói mòn vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.

Còn người Iraq buồn vui lẫn lộn vì tuyên bố kết thúc chiến tranh không hẳn chiến tranh đã chấm dứt. Đa số người dân Iraq từ lâu muốn chấm dứt sự chiếm đóng của nước ngoài, nhưng lo âu vì hàng trăm lý do. Tuy nhiên, vẫn có một số người Iraq cho rằng rút quân lúc này là chưa phải lúc vì các lực lượng của Iraq, cho dù tới 770.000 người do chính chủ Mỹ tuyển dụng, huấn luyện và trang bị, nhưng vẫn chưa đủ sức bảo đảm an ninh.

* Mặc dù đã được kéo dài thêm gần hai ngày so với kế hoạch ban đầu, nhưng hội nghị lần thứ 17 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-17) tại Durban (Nam Phi) vẫn không thể đi tới một thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lý đầy đủ, mạnh mẽ và công bằng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là năm thứ ba liên tiếp các nhà lãnh đạo thế giới bỏ lỡ cơ hội, bất chấp một thực tế không thể thay đổi là giai đoạn I của Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2012, trong khi những tác động của biến đối khí hậu đã gần chạm ngưỡng không thể đảo ngược.

Có thể nói COP-17 là một trong những hội nghị nóng bỏng và gay cấn nhất trong lịch sử các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong phát biểu kết thúc hội nghị, Chủ tịch COP -17, Ngoại trưởng Nam Phi Mkoana Mashabane, cũng thừa nhận rằng những thỏa thuận đạt được tại Durban chưa hoàn hảo.

* Sáng 11/12, Trung Quốc đã chính thức tổ chức kỷ niệm 10 năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”. Theo tổng kết, 10 năm sau khi gia nhập WTO, diện mạo và đời sống nhân dân của Trung Quốc đã có nhiều thay đổi to lớn. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thế hai thế giới với tổng GDP đạt 5.878,6 tỷ USD (năm 2010); tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ gần 510 tỷ USD năm 2001 lên 2.970 tỷ USD năm 2010, tăng bình quân 21,6%/năm, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Tiềm năng của các ngành công nghiệp ưu thế truyền thống như dệt, điện gia dụng, điện tử được khai thác triệt để; các ngành chế tạo ô tô, đóng tàu, xe lửa... phát triển nhanh chóng, trở thành mặt hàng xuất khẩu mới. Mức độ cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng được nâng cao, địa vị quốc tế và sức ảnh hưởng ngày càng được nâng lên. Gia nhập WTO cũng đem lại những động lực mới cho cải cách kinh tế của Trung Quốc.

* Chiều 15/12, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nền kinh tế thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ tám đã khai mạc tại Geneva, Thụy Sĩ, để thảo luận các biện pháp thúc đẩy thương mại đa phương. Trong ba ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ nghe phát biểu của các bộ trưởng từ 153 nền kinh tế thành viên. Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nhấn mạnh hội nghị lần này sẽ định hướng hoạt động của WTO trong hai năm tới; đó là con đường có thể dẫn tới hợp tác đa phương mạnh mẽ hơn, phát triển những nguyên tắc cải cách thương mại toàn cầu, chống chủ nghĩa bảo hộ và giúp các thành viên khôi phục tăng trưởng, việc làm và phát triển.

Hội nghị bộ trưởng WTO được tổ chức hai năm một lần. Khác với các hội nghị trước, hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có phần ảm đạm và nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế ở một số nơi trên thế giới. Hội nghị lần này cũng sẽ chính thức kết nạp Nga là thành viên của WTO.

Nguyễn Chiến