• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chim cánh cụt có thể chết dần do biến đổi khí hậu

Hai trong số những loài chim cánh cụt phổ biến nhất ở Nam cực là Chinstrap và Adelies đang có nguy cơ chết dần do khí hậu ấm lên khiến nguồn thức ăn chính của chúng - một loài nhuyễn thể có hình dạng như tôm - bị suy giảm số lượng.

13/04/2011 14:49
Đó là kết quả nghiên cứu được đăng trong kỷ yếu Khoa Học của Học viện Khoa học quốc gia Mỹ.
Nghiên cứu được tiến hành từ giữa những năm 1970, tập trung vào loài chim Chinstrap ở quần đảo South Shetland và loài chim Adelie ở phía tây Nam cực.
Khi đó tỉ lệ chim cánh cụt chưa thành niên sống sót sau thời kỳ mà các nhà khoa học gọi là “thời kỳ chuyển tiếp đến cuộc sống độc lập” là 50%. Hiện nay, tỉ lệ này chỉ còn 10%.
"Số lượng loài chim Chinstrap hiện nay còn 2-3 triệu con, nhưng cách đây hai chục năm, con số này là 7-8 triệu con”, chuyên gia Wayne Trivelpiece - đứng đầu nhóm nghiên cứu - nói.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đột ngột này là do tỉ lệ loài nhuyễn thể - nguồn cung thức ăn chính cho chim cánh cụt - bị chết đến 80% do khí hậu ấm lên.
Sự gia tăng "dân số" cá voi (một trong các động vật ăn nhuyễn thể) và việc một số xí nghiệp thủy sản lớn thường xuyên dùng nhuyễn thể để làm thức ăn nuôi các loài hải sản cũng dẫn đến sự sụt giảm số lượng của loài này trong tự nhiên.
Cảnh Toàn (Theo AFP, Reuters)