• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chính phủ, Thủ tướng khiến doanh nghiệp tự tin hơn

(Chinhphu.vn) - Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2017 đã kết thúc trong niềm hân hoan và tin tưởng của các DN đối với những thông điệp, cũng như hành động cụ thể của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho DN.

18/05/2017 19:33
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Ảnh: VGP/Ngô Hạnh
Sau khi dự Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2017, ông có cảm nghĩ gì? So
với năm ngoái, theo ông, đâu là nội dung đáng chú ý, điểm đổi mới của hội nghị lần này là gì?

Ông Nguyễn Văn Thân: Về khâu tổ chức, tôi thấy năm nay tính bài bản rất cao. Số lượng đại biểu tham dự cũng nhiều hơn. Và nhất là nội dung trong quá trình DN phát biểu tập trung vào hiến kế, chứ không còn quá thắc mắc, bức xúc như hội nghị trước.

Các DN cảm thấy khí thế và vui mừng. Thủ tướng Chính phủ đã “tạo năng lượng” cho DN và ngay cả những người làm ở các tổ chức, hiệp hội như chúng tôi để trình bày tham luận say sưa. Lãnh đạo bộ, ngành phát biểu trọng tâm. DN cũng thể hiện các quan điểm, góp ý thẳng thắn và mang tính hai chiều. Tôi thấy Hội nghị năm nay đạt về nội dung.

Ông bình luận thế nào về thông điệp liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho DN mà Thủ tướng đưa ra và cam kết tại Hội nghị?

Ông Nguyễn Văn Thân: Đương nhiên là chúng tôi rất ủng hộ, nhất là Chỉ thị của Thủ tướng trong vấn đề thanh tra, kiểm tra. Bởi vì nếu thanh tra, kiểm tra nhiều, DN phải chuẩn bị để báo cáo, thậm chí đối phó. Cứ hết đoàn nọ lại đến đoàn kia vào thì ảnh hưởng rất nhiều. Đối với chủ trương mỗi năm thanh tra, kiểm tra 1 lần, tôi cho rằng 100% các DN cả lớn và nhỏ đều ủng hộ.

1.500/2.000 DN dự Hội nghị là DN tư nhân, trong đó phần lớn là DNNVV. Khối DNNVV mong đợi gì từ chủ trương khối tư nhân trọng tâm phát triển kinh tế, mà một lần nữa Thủ tướng đã nhấn mạnh khi phát biểu tại Hội nghị?

Ông Nguyễn Văn Thân: Khối DNNVV là khối DN tư nhân và họ chiếm khoảng 98% trong tổng số DN đang hoạt động. Mong muốn của DN tư nhân cũng chính là mong muốn của DNNVV. Coi DN tư nhân là động lực phát triển kinh tế của đất nước thì chúng tôi rất phấn khởi, điều này được thể hiện rõ tại Hội nghị đối thoại với Thủ tướng năm 2017. Người đứng đầu Chính phủ khiến DN tự tin hơn. Khi tự tin, DN sẽ không cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi làm ăn, vì họ thấy có Đảng, Chính phủ và hệ thống pháp luật hỗ trợ.

Hiện nay DNNVV đang rất kỳ vọng vào Luật Hỗ trợ DNNVV, vì trong dự thảo Luật toát lên toàn bộ những cơ chế, chính sách hỗ trợ, cũng như nghĩa vụ, quyền lợi của khối DN này.

Trong tham luận vừa trình bày tại Hội nghị, ông đã nhắc đến sự yếu kém trong khâu thực thi đã dẫn đến nếu DN muốn được việc thì phải “chung chi” theo kiểu “của công chia ba, của nhà chia đôi”. Chi phí kinh doanh còn rất cao. Ông có kiến nghị giải pháp gì?

Ông Nguyễn Văn Thân: Tôi cho rằng đây là vấn đề vô cùng bức thiết. Chi phí chính thức và nhất là không chính thức cao đẩy giá thành lên cao, gây khó khăn cho hoạt động của DN. Đấy là chưa kể sắp tới các hiệp định thương mại với nước ngoài có hiệu lực, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn.

Như vậy, DN có khả năng thất bại, thêm vào đó, thậm chí người Việt dùng hàng Việt sẽ giảm đi nhiều. Nên hôm nay trong thông điệp của Thủ tướng đưa ra có câu “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” khiến tôi và nhiều đại biểu rất tâm đắc. Hàng Việt phải nỗ lực để tự chinh phục người Việt. Nếu giá thành cao, chất lượng kém thì sẽ không ai mua. Nên giảm chi phí chính thức và không chính thức là mấu chốt để khắc phục tình trạng chi phí kinh doanh cao.

Đương nhiên đây là việc khó. Chính phủ cần vào cuộc mạnh mẽ, nhất là chấn chỉnh hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức thừa hành việc này. Đồng thời, phía DN cũng phải cố gắng sản xuất, kinh doanh thành công và nhất là tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực văn hóa. Hay nói cách khác, phải có tác động hai chiều: Phía cán bộ thi hành và DN cùng hỗ trợ lẫn nhau.

Tại Hội nghị, ông cũng nhắc đến quan điểm "vay dân còn hơn vay chỗ khác". Ông có thể nói rõ hơn về việc này?

Ông Nguyễn Văn Thân: Bởi vì tôi nhìn thấy tiềm năng về vốn ở trong dân còn rất nhiều. Một số DN lớn về bất động sản, ngân hàng đang làm rất tốt.

Tại cuộc họp của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành xử lý những kiến nghị của DN trong khuôn khổ Hội nghị, tôi cũng đã đề xuất với Thủ tướng cho phép chúng tôi giải trình với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để bàn bạc phương pháp làm sao kéo được vốn đang nằm trong dân nhằm sử dụng tốt lượng vốn đó và người dân cũng được lợi. Nghĩa là mình vay của dân, nếu có lãi suất cao thì dân mình được hưởng và huy động được vốn ứ đọng trong dân, rất quan trọng đối với nguồn lực của đất nước.

Với sự vận hành của Chính phủ như hiện nay và quyết tâm thực hiện mạnh mẽ những cam kết, thông điệp của Thủ tướng thì dân sẽ tin tưởng. Nếu lãi suất người dân được hưởng cao, thậm chí có thể tương đương lãi suất cho DN vay thì sẽ khả thi, vì người dân nhìn thấy là tiền họ đưa ra đem lại giá trị cao hơn so với lạm phát.

Ngô Hạnh