• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2021

(Chinhphu.vn) - Quy định mới về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; quản lý trong cơ sở giáo dục; tăng mức hỗ trợ học nghề với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2021.

05/05/2021 19:06

Ảnh minh họa

Quy định mới về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Nghị định 21/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19/03/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có hiệu lực từ ngày 15/05/2021.

Nghị định này quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (biện pháp bảo đảm) và xử lý tài sản.

Quy định về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng

Có hiệu lực từ ngày 05/05/2021, Nghị định số 22/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức và quản lý hoạt động của Đoàn kinh tế-quốc phòng; cơ chế đầu tư, tài chính và chính sách đối với các đối tượng tham gia xây dựng Khu kinh tế-quốc phòng…

Nghị định nêu rõ nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế-quốc phòng gồm: Xây dựng địa bàn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; ổn định phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng thế trận phòng thủ trên các địa bàn chiến lược làm cơ sở vững chắc cho nhân dân, các lực lượng khác tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến biên giới đất liền, biển, vùng biển và hải đảo.

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để nhân dân ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; tổ chức, bố trí sắp xếp các điểm dân cư, định canh, định cư trên địa bàn biên giới, các đảo, quần đảo xa bờ bảo đảm mục tiêu giảm nghèo bền vững và ổn định quốc phòng, an ninh.

Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ phát triển sản xuất tạo yếu tố ban đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ; tổ chức dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ hai đầu); chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhân dân; tổ chức sản xuất khai thác hiệu quả đất đai đối với những địa bàn biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ sở kinh tế ở những vùng biển, đảo khó khăn làm cầu nối giữa đất liền và đảo, quần đảo; tổ chức các hoạt động dịch vụ trên biển hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất để tăng cường hoạt động dân sự trên các vùng biển, đảo khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán trên biển…

Quản lý trong cơ sở giáo dục

Có hiệu lực từ ngày 15/05/2021, Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ban hành ngày 23/03/2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập (cơ sở giáo dục).

Nghị định trên quy định về: Quản lý các hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục.

Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2021 của Chinh phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/05/2021.

Nghị định này quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, gồm: bảo tồn nguồn gen; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm giống; nhãn và tên giống cây trồng lâm nghiệp; quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.

Sửa thủ tục cấp số định danh đối với công dân đã đăng ký khai sinh

Có hiệu lực từ ngày 14/05/2021, Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ban hành ngày 29/03/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, trong đó sửa đổi, bổ sung Điều 15 quy định trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh.

Cụ thể, công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân sau khi công dân đó đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập lại.

Cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân đã được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân để cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy

Nghị định 42/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy có hiệu lực từ ngày 16/05/2021.

Nghị định này quy định vị trí, thẩm quyền quyết định của tổ chức Công an xã, thị trấn chính quy (Công an xã chính quy); lộ trình thực hiện; quan hệ công tác, điều kiện bảo đảm hoạt động của Công an xã chính quy; trách nhiệm của các bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp trong xây dựng Công an xã chính quy.

Trong đó, việc xây dựng Công an xã chính quy bảo đảm không tăng biên chế của Bộ Công an đến năm 2021, có lộ trình và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Về lộ trình xây dựng Công an xã chính quy, Nghị định nêu rõ: Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30/6/2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30/6/2022.

Tăng mức hỗ trợ học nghề với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/5/2021, đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng, mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng (quy định cũ tại Quyết định 77/2014/QĐ-TTg là tối đa 1 triệu đồng/người/tháng).

Quy định mới về giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Từ ngày 3/5/2021, các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Thông tư 19 bổ sung quy định người nộp thuế có thể lựa chọn thêm các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua: (i) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; (ii) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm (i)) đã được kết nối với Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; (iii) Dịch vụ thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã kết nối với Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện nộp thuế điện tử.

Người nộp thuế (NNT) giao dịch thuế điện tử theo hình thức nào thì phải thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử theo quy định và theo hướng dẫn của từng cơ quan, tổ chức mà mình lựa chọn. Với phương thức thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính thì khi NNT đăng ký sẽ được Tổng cục Thuế cấp thêm 01 tài khoản để thực hiện giao dịch tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trên cơ sở các thông tin mà NNT đã cung cấp khi đăng ký qua các cổng này mà không cần phải đăng ký thay đổi, bổ sung.

Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi

Theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi, áp dụng mức thu bằng 50% mức thu phí tại Biểu mức thu phí kể từ ngày 17/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Theo đó, giảm 50% mức phí: Thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận vật tư nông nghiệp; thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp; thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thông tư quy định miễn thu phí đối với các đối tượng là: Cá nhân thuộc hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng; tổ chức, cá nhân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nội dung thu phí quy định tại Biểu mức thu phí trong chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư 24.

Từ ngày 1/1/2022 trở đi, áp dụng mức thu phí tại Biểu mức thu phí ban hành tại Thông tư số 24/2021/TT-BTC.

Lệ phí cấp hộ chiếu cao nhất là 1,2 triệu đồng/lần cấp

Theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 11/5/2021, lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh, tem AB có mức từ 5.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/lần cấp.

Phí cấp thị thực và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài có mức từ 5 USD đến 155 USD/chiếc, thẻ, người.

Tốt nghiệp cử nhân có thể học nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên

Theo Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (THCS, THPT), từ ngày 22/5/2021, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, THCS, THPT sẽ được học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên.

Chính thức cho phép dạy học trực tuyến hỗ trợ và thay thế trực tiếp

Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên có hiệu lực từ ngày 16/5/2021.

Hoạt động dạy học trực tuyến, theo quy định trong Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT), bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó. Dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Hướng dẫn mới về giao dịch ngoại tệ

Thông tư 02/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hiệu lực từ ngày 17/5/2021.