• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy

(Chinhphu.vn) - Trong những năm qua, lực lượng hải quan đã tăng cường sử dụng chó nghiệp vụ để ngăn chặn, phát hiện nhiều vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý.

09/12/2023 13:41
Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 1.
Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 2.
Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 3.

Cán bộ hải quan sử dụng chó nghiệp vụ kiểm tra, phát hiện ma túy tại khu hàng Tân Sơn Nhất; kiểm tra phương tiện vận tải tại Cửa khẩu Cha Lo - Ảnh: VGP/HG

Ngành hải quan là một trong những lực lượng đi đầu trong tiến trình cải cách, hiện đại hoá nhằm đồng thời thực hiện hai mục tiêu chiến lược là đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi thương mại và tăng cường kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới.

Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống ma túy, cơ quan hải quan đã tập trung áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho lực lượng hải quan trong quá trình giám sát, kiểm soát để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.

Song song với nỗ lực đó của lực lượng hải quan, các thủ đoạn cũng trở nên tinh vi hơn. Hiện nay, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, tội phạm hoạt động liều lĩnh với quy mô các vụ án ngày càng lớn, với nhiều thủ đoạn và phương pháp tinh vi quỷ quyệt. Đồng thời, xuất hiện nhiều loại ma túy mới, đặc biệt có những loại không mùi, không màu, khó nhận biết. Thực trạng này đã khiến cho công tác đấu tranh của Hải quan và các lực lượng chức năng gặp thêm nhiều khó khăn, thách thức.

Trong bối cảnh đó, sử dụng chó nghiệp vụ là một biện pháp nghiệp vụ hiệu quả và không gây phát sinh thêm các thủ tục hành chính. Thực tế cho thấy trên thế giới, hầu hết lực lượng chức năng các nước như quân đội, cảnh sát, hải quan, kiểm dịch, kiểm lâm… đã sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu ma túy, vũ khí, chất nổ… rất hiệu quả.

Những năm qua, lực lượng hải quan, công an, biên phòng của Việt Nam cũng đã sử dụng chó nghiệp vụ đạt hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo vệ an ninh trật tự cũng như ngăn chặn, phát hiện nhiều vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý.

Trong 2 năm 2022-2023, ngành hải quan đã sử dụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện nghiệp vụ như thu thập thông tin, máy soi, máy phát hiện ma túy kết hợp với sử dụng chó nghiệp vụ… để kịp thời phối hợp phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý nhiều vụ buôn bán vận chuyển các chất ma túy trên tất cả các tuyến và liên quan đến nhiều địa bàn, như: Hải Phòng, TPHCM, Bình Phước, Tây Ninh, Quảng Trị… Tổng khối lượng ma túy các loại đã bắt giữ lên đến hàng chục kg, góp phần răn đe, phòng ngừa và đảm bảo an ninh trật tự trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.

Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 4.
Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 5.
Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 6.

Công tác đào tạo, huấn luyện chó nghiệp vụ của ngành Hải quan - Ảnh: VGP/HG

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Cường, Phó Đội trưởng Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ cho biết, việc sử dụng chó đơn giản, cơ động, nên hoạt động được ở tất cả các vùng, miền thuộc địa bàn kiểm soát hải quan. Chó nghiệp vụ có thể luồn lách vào những chỗ hẹp để kiểm tra, như các hầm hàng của tàu biển, những khe hẹp giữa các hàng hoá để trong container, máy bay, dưới gầm các phương tiện vận tải, nơi người và máy móc không thể vào được.

Bên cạnh đó, chó nghiệp vụ phát hiện ra ma tuý qua mùi hơi ma túy bị khuếch tán, chó sẽ có khả năng chủ động tìm kiếm để truy ra nơi cất giấu ma túy mà các máy móc khác và con người không nhận biết được.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tổ chức các khóa đào tạo cho huấn luyện viên và chó nghiệp vụ của ngành hải quan. Thời gian huấn luyện đối với huấn luyện viên tuyển mới là 6 tháng và huấn luyện lại (cho các huấn luyện viên có chó bị chết, thải loại) là 4 tháng. Riêng đối với đào tạo trình độ trung cấp cho huấn luyện viên tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng là 24 tháng.

Cho đến nay, toàn ngành hải quan đã có 115 huấn luyện viên chó nghiệp vụ được bố trí tại 37 cửa khẩu thuộc 21 cục hải quan tỉnh, thành phố và Cục Điều tra chống buôn lậu. Địa điểm trang bị chó nghiệp vụ là các sân bay quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng biển quốc tế, bưu điện chuyển phát nhanh quốc tế.

Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 7.
Chó nghiệp vụ - ‘trợ thủ’ đắc lực của hải quan trong phòng chống ma túy- Ảnh 8.

Hoạt động hợp tác quốc tế lĩnh vực huấn luyện chó nghiệp vụ - Ảnh: VGP/HG

Chia sẻ về những khó khăn trong công tác đào tạo, huấn luyện chó nghiệp vụ của ngành hải quan, ông Nguyễn Thanh Cường cho biết, thông thường thời gian huấn luyện khoảng 6 tháng. Song, do vòng đời của chó ngắn (thời gian sử dụng khoảng 8 năm), vì vậy ngành hải quan đã xây dựng chương trình huấn luyện mới với thời gian dự kiến khoảng 3-4 tháng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo, huấn luyện chó nghiệp vụ của ngành hải quan vẫn còn có một số khó khăn, hạn chế, như: Cơ sở vật chất tại một số đơn vị chưa đạt yêu cầu, chưa được xây dựng đồng bộ, cơ bản; trang bị, vật chất bảo đảm cho huấn luyện viên và chó nghiệp vụ còn thiếu nhiều so với thực tế; chưa bảo chế độ đãi ngộ phù hợp đối với các cán bộ công chức làm công tác huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

Trong thời gian tới, căn cứ vào nhu cầu thực tế và đánh giá nguy cơ hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua từng địa bàn, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục bổ sung lực lượng chó nghiệp vụ cho các đơn vị.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hơn nữa việc sử dụng chó nghiệp vụ, ngành hải quan tiếp tục hợp tác với các cơ quan hải quan thành viên thuộc tổ chức hải quan thế giới về lĩnh vực huấn luyện chó nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, xây dựng, kiến nghị xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo nhằm động viên cán bộ công chức yên tâm công tác lâu dài trong lĩnh vực quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ. Đồng thời tăng cường phối hợp chia sẻ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ…

Hoàng Giang