• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chống lạm dụng kháng sinh trên người và vật nuôi

(Chinhphu.vn) - Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT kêu gọi các cá nhân, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng thực hiện vai trò của mình để chấm dứt lạm dụng kháng sinh tại các bệnh viện, trang trại và tại mỗi hộ gia đình.

19/11/2021 14:31

Lời kêu gọi này nằm trong chiến dịch Tuần lễ “Nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu” diễn ra hằng năm, từ ngày 18-24/11.

Mục tiêu của Tuần lễ này nhầm nâng cao nhận thức về tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu và khuyến khích các thực hành tốt nhất trong cộng đồng, lực lượng y tế và các nhà hoạch định chính sách, để tránh sự xuất hiện và lây lan thêm của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.

Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng kháng lại tác dụng của thuốc, khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại bệnh tật ở người, động vật và thực vật, bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng.

Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, thông điệp truyền thông của Tuần lễ “Nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu” là “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”, kêu gọi mọi người hành động phòng chống kháng kháng sinh như một nguyên tắc bao trùm, được thể hiện bằng cách bảo vệ bản thân, xã hội và các thế hệ tương lai.

PGS.TS Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ, hơn một năm qua, với diễn biến phức tạp của bệnh dịch COVID-19 tại Việt Nam, vấn đề nâng cao hiểu biết, nhận thức của mọi tầng lớp người dân về việc sử dụng thuốc kháng sinh (5 đúng): Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian, càng cần thiết được nâng cao. Hơn bao giờ hết, việc đối phó với kiểm soát dịch bệnh cũng như phòng chống kháng thuốc ngày càng trở nên quan trọng.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, việc lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt là mối quan tâm lớn, là nguy cơ làm xuất hiện và lây lan vi sinh vật kháng kháng sinh.

“Chúng tôi đã loại bỏ việc sử dụng chất kháng khuẩn để kích thích tăng trưởng và đang làm việc với các nhà sản xuất để duy trì sức khỏe, phúc lợi, năng suất vật nuôi. Chúng tôi kêu gọi các chuyên gia nông nghiệp và thú y chỉ sử dụng các chất kháng khuẩn chất lượng cao được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được bán do các nhà phân phối được ủy quyền”, ông Phùng Đức Tiến kêu gọi.

Theo TS.Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa cơ bản đối với sức khỏe con người và là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Lượng tiêu thụ thuốc kháng sinh trên toàn cầu ở người đã tăng lên trong 2 thập kỷ qua, chủ yếu do việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng hơn việc lạm dụng và dùng thuốc kháng sinh không đúng cách. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh phải được giải quyết gấp, thông qua cách tiếp cận “Một sức khỏe” liên quan đến các cam kết lâu dài, mạnh mẽ từ các chính phủ và các bên liên quan khác. WHO tiếp tục sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ trong việc bảo đảm khả năng tiếp cận và hiệu quả của các loại thuốc thiết yếu này trong tương lai.

Tiến sĩ Remi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam cũng chia sẻ, tổ chức FAO hiện đang áp dụng phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe”, kết nối các ngành và lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ các chính phủ, các bên liên quan trong lĩnh vực này. Mục tiêu là duy trì hiệu lực kháng khuẩn và bảo đảm khả năng tiếp cận các loại thuốc kháng vi sinh một cách bình đẳng và bền vững, phục vụ việc sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm và thận trọng trong lĩnh vực y tế, thú y và sức khỏe cây trồng.

Đỗ Hương