• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ quan trọng nhất

(Chinhphu.vn) - Ngành kiểm sát nhân dân xác định nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của ngành.

13/07/2022 16:06
Chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất - Ảnh 1.

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 của ngành kiểm sát nhân dân - Ảnh: VGP/Phương Liên

Tập trung chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm

Ngày 13/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 của ngành kiểm sát nhân dân (KSND). 

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình an ninh chính trị, dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp. Dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực và gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt đời sống xã hội. Trước tình hình đó, toàn ngành KSND đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững.

Trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã sớm ban hành Chỉ thị công tác năm 2022. Trong đó, xác định rõ 4 mục tiêu, cụ thể hóa thành 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2022, như: Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; gắn công tác xây dựng Đảng với xây dựng ngành; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; kiên quyết xử lý, đấu tranh với những vi phạm trong nội bộ và quá trình thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục tập trung chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường hơn nữa trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra và khả năng tranh tụng tại phiên tòa, tập trung phối hợp, giải quyết tốt các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, chú trọng việc thu hồi tài sản Nhà nước...

Cùng với đó, ngành KSND tiếp tục xác định nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất. Ngành cũng quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, các kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đấu tranh, xử lý các vụ án, vụ việc về kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Viện trưởng VKSND Tối cao đã ban hành 3 quy chế, quy định, quy trình về nghiệp vụ và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nhằm thống nhất về nhận thức và hoạt động nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ.

Theo đó, sắp xếp lại, kiện toàn một số phòng điều tra nhằm tránh việc dàn trải, phân tán nhân lực, cơ sở vật chất và nguồn lực để phát huy sức mạnh tổng thể và có khả năng đẩy nhanh nhất tiến độ điều tra với các vụ án, vụ việc; lựa chọn việc thụ lý vụ án, vụ việc đúng quy định của pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy mô, lực lượng hiện có để giải quyết đạt hiệu quả cao nhất.

Trong công tác xây dựng, hướng dẫn thi hành pháp luật, ngành đã tích cực, chủ động thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; phối hợp tốt với các bộ, ngành trong xây dựng, ban hành văn bản. 

Chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất - Ảnh 3.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí tặng hoa chúc mừng tập thể lãnh đạo, công chức Thanh tra Viện KSND Tối cao nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Thanh tra ngành KSND - Ảnh: VGP/Phương Liên

Bảo đảm tiến độ, chất lượng giải quyết các vụ việc

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù khối lượng công việc nhiều, cùng với việc đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao 6 tháng cuối năm và cả năm 2022, Viện trưởng chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, nhất là chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật. Bảo đảm tiến độ, chất lượng giải quyết các vụ, việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện KSND Tối cao, viện trưởng viện KSND các cấp tự đánh giá, rà soát toàn bộ nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch công tác từ đầu năm, xác định những khâu công tác chưa đạt, còn tồn tại, hạn chế. Từ đó, xác định cụ thể và đề ra giải pháp khả thi để hoàn thành tốt công tác 6 tháng cuối năm 2022, bảo đảm đạt, vượt chỉ tiêu công tác của Quốc hội, ngành đề ra. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong toàn ngành. 

Tiếp tục hoàn thiện thể chế. Vụ 14 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, lập hồ sơ kiểm sát các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động. 

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, lĩnh vực công tác của ngành. Tăng cường việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo bằng hình thức trực tuyến. Triển khai đầu tư hiệu quả các dự án mở rộng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin theo lộ trình, có thứ tự ưu tiên phù hợp với nguồn kinh phí đầu tư.

Phương Liên