• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Chống rác thải nhựa” ngăn ngừa ô nhiễm trắng

(Chinhphu.vn) – Để tiếp nối các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2018, Bộ TN&MT tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm kêu gọi những hành động thiết thực, thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm cả túi nilon khó phân hủy, ngay hôm nay và ngay bây giờ.

12/10/2018 16:43

Bộ trưởng Trần Hồng Hà (thứ 4 từ trái qua) và đại diện các tổ chức chính trị xã hội trao cam kết chống rác thải nhựa. Ảnh: VGP/Thu Cúc

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chia sẻ điều này tại Lễ phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”,  tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm lượng rác nhựa thải ra đủ để bao quanh Trái đất 4 lần. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27% trong số chúng được xử lý và tái chế. Rác thải nhựa rất nhiều nằm lại dưới đáy đại dương và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác nhựa đến năm 2050 ở các đại dương, sẽ nặng hơn khối lượng của cá. Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.

Chính vì vậy, Ngày Môi trường thế giới năm 2018, Liên Hợp Quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên, bảo vệ sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, Hội nghị bàn tròn về “Định hướng hình thành quan hệ đối tác hành động khu vực ASEAN về rác thải nhựa” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 cũng đã khẳng định ô nhiễm rác thải nhựa là mối quan tâm lớn của khu vực ASEAN nói riêng và cả thế giới nói chung.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới. Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu.

Để tiếp nối các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2018, góp phần giải quyết ô nhiễm nhựa, nilon trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, Bộ TN&MT tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm kêu gọi những hành động thiết thực, thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm cả túi nilon khó phân hủy, ngay hôm nay và ngay bây giờ.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.

Đồng thời cần tăng cường hợp tác toàn cầu, khu vực, quốc gia và mỗi địa phương cũng như cần các nhà quản lý, phà phân phối và đặc biệt là người tiêu dùng thông minh…

Thứ hai, phát động phong trào "Chống rác thải nhựa" với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, vận động người tiêu dùng từ bỏ hành vi, thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các vật liệu thân thiện mới môi trường thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

“Buổi lễ phát động hôm nay sẽ bắt đầu cho những hành động cụ thể, bắt đầu cho một phong trào “sáng, sâu và rộng” trong toàn xã hội nhằm chống rác thải nhựa. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp, theo dõi, đánh giá, tổng kết và tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực, tiêu biểu và điển hình trong phong trào này” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.  

Để hiện thực hóa những mục tiêu đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, đồ nhựa dùng một lần.

Phát biểu tại Lễ phát động, ông Kamal Malhotra, Đại diện thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: “Ô nhiễm nhựa ở châu Á là một vấn đề lớn. Trên thực tế, 60% lượng rác thải nhựa thải ra biển có nguồn gốc từ 6 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng túi nhựa một lần và năng lực xử lý rác thải còn hạn chế đã gây ra áp lực gia tăng về ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là thời điểm để kêu gọi hành động tập thể cùng đối phó với một trong những thách thức lớn trên toàn cầu và cần có sự vào cuộc của tất cả các chính phủ, doanh nghiệp và người dân”.

Để chương trình chống rác thải nhựa ở Việt Nam phát huy hiệu quả, ông Kamal Malhotra cho rằng, Chính phủ nên dẫn đầu trong việc ban hành các chính sách mạnh mẽ nhằm ngăn chặn sản xuất và sử dụng túi nhựa dùng một lần không cần thiết. Khối doanh nghiệp tư nhân cần sáng tạo, áp dụng các mô hình kinh doanh để giảm thiểu tác động của của các sản phẩm đối với vùng hạ nguồn… Người dân phải là người sử dụng thông thái, áp dụng thói quen sử dụng tốt, đặc biệt đối với sản phẩm nhựa dùng một lần.

“Các hành động đơn lẻ không thể giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, cần tiến hành các hành động chưa bao giờ thực hiện, cũng như suy nghĩ lại và đề xuất các chiến lược để thiết kế, sản xuất, giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa dùng một lần; ban hành và thúc đẩy nghiên cứu các giải pháp thay thế và sản xuất bền vững. Để ứng phó với vấn nạn rác thải nhựa ngày càng gia tăng, cơ quan đại diện Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã thực hiện Chiến lược chống rác thải nhựa, hình thành quy tắc ứng xử ngăn chặn rác thải nhựa”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.

Ảnh: VGP/Thu Cúc

Ngay tại lễ phát động, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và các doanh nghiệp tham dự đã trao các cam kết tham gia “Phong trào chống rác thải nhựa” giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp.

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được chương trình môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu. Chiến dịch là dịp để quy tụ các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, các trường học, các cá nhân và quốc gia trên toàn cầu cùng tham gia các hoạt động và chương trình cải thiện và bảo vệ môi trường như trồng cây, phục hồi tài nguyên, giáo dục cộng đồng, các cuộc thi và triển lãm về môi trường, thu gom, xử lý tái chế chất thải… Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm khởi động cho chiến dịch có quy mô toàn quốc với sự tham gia của toàn xã hội nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng cùng ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa ra môi trường./.

Thu Cúc