• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 12,4%

(Chinhphu.vn) – Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, với mức tăng 12,4%, sau những tranh cãi "nảy lửa" giữa các bên.

03/09/2015 15:23
Các thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia bỏ phiếu-Ảnh: Lao Động

Sáng 3/9, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tổ chức phiên họp cuối cùng bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016.

Với sự đồng thuận cao (14/15 phiếu thuận), Hội đồng thống nhất trình lên Chính phủ mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 12,4%, tương ứng với vùng 1 là 400.000 đồng, vùng 2 (350.000 đồng), vùng 3 (300.000 đồng), vùng 4 (250.000 đồng).

Nếu được thông qua, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên mức 3,5 triệu đồng/tháng (vùng 1), 3,1 triệu đồng/tháng (vùng 2), 2,7 triệu đồng/tháng (vùng 3) và 2,4 triệu đồng/tháng (vùng 4).

Tại cuộc họp báo sau phiên họp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng, với con số nêu trên, lương sẽ đáp ứng được 80% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.  Năm nay, kinh tế đã khá hơn nên mức tăng lương tối thiểu 2016 bằng mức tăng năm 2015 về con số tuyệt đối nên sẽ dễ giải thích với người lao động hơn.

Dù cả đại diện VCCI lẫn Tổng Liên đoàn Lao động vẫn bày tỏ không bằng lòng với mức tăng nói trên, song rõ ràng đây là phương án mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Theo ông Huân, đây cũng là phương án được thành viên Hội đồng đồng thuận cao nhất trong 3 năm qua.

Trước đó, tại các phiên họp thứ nhất và thứ hai vừa qua (ngày 5/8 và 25/8) về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, giữa đại diện chủ sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những tranh luận quyết liệt, nhưng không thống nhất được về mức tăng lương tối thiểu.

Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất mức tăng bình quân là 16,8% so với năm 2015. Trong khi, VCCI đề xuất mức tăng 10%. VCCI lo ngại rằng một mức tăng không hợp lý có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và sức chịu đựng của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm.

Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động quy định: “Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia”.

Ngày 3/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng tiền lương Quốc gia, gồm 15 thành viên là  đại diện của 3 bên: (1) Đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; (2) Đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ; (3) Đại diện cho Chính phủ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hàng năm, Hội đồng tiền lương Quốc gia tính toán, thương lượng và thống nhất mức lương tối thiểu vùng để khuyến nghị Chính phủ xem xét, quyết định.

Thành Đạt