• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ động phòng ngừa bệnh tả

(Chinhphu.vn) - Trong khi dịch tả đang diễn biến phức tạp tại Iraq, Bộ Y tế nhận định, nguy cơ dịch tả từ Iraq xâm nhập vào nước ta là không cao, tuy nhiên người dân không được chủ quan.

10/11/2015 16:44
Ảnh: Vnexpress
Dịch tả tại Iraq bắt đầu được ghi nhận tại một trại tị nạn ở Abu Ghraib, Baghdad từ tháng 9/2015 và đến nay đã có ít nhất 2.200 người bị nhiễm bệnh (20% là trẻ em), trong đó có 6 trường hợp tử vong.

Dịch đã lan truyền sang các nước lân cận như Kuwait, Bahrain, Syria và có nguy cơ tiếp tục gia tăng cũng như lan sang các nước khác trong khu vực do có hàng triệu người chuẩn bị hành hương đến Iraq vào tháng 12 - tháng lễ của người Hồi giáo dòng Shi’ite.

Nguyên nhân dẫn đến dịch tả tại Iraq chủ yếu do thiếu vệ sinh môi trường và dịch vụ y tế không đảm bảo.

Trước thực tế trên, Bộ Y tế Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch tả tại Iraq, đồng thời khuyến cáo người dân không chủ quan, vì rất có thể du khách đi, đến và qua vùng dịch về Việt Nam sẽ mang mầm bệnh.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết bệnh tả nguy hiểm, lây lan nhanh và dễ tử vong, tuy nhiên vẫn đề phòng được.

Theo đó người dân cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng; hạn chế ra, vào vùng đang có dịch; thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã, đặc biệt không ăn hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua; bảo vệ nguồn nước uống sạch sẽ…).

Khi có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Theo lịch tiêm chủng vaccine cho trẻ em ở nước ta, trẻ từ 2-5 tuổi tại các vùng có nguy cơ dịch sẽ được uống 2 liều vaccine tả để phòng bệnh.

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm, có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, tỉ lệ tử vong cao.

Bệnh có thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày, tuy nhiên cũng có hiện tượng người mang mầm bệnh không có triệu chứng.

Bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, do thực phẩm bị nhiễm bẩn. Dịch hay xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh thấp kém và thiếu các dịch vụ y tế.

Hiền Minh